Một vật có khối lượng m = 20 g đặt ở mép một chiếc bàn quay. Hỏi phải quay bàn với tần số vòng lớn nhất bằng bao nhiêu để vật không văng ra khỏi bàn? Cho biết mặt bàn hình tròn, bán kính 1 m. Lực ma sát nghỉ cực đại bằng 0,08 N.
Nêu một vài ứng dụng của chuyển động li tâm.
Lực hướng tâm có phải là một loại lực mới như lực hấp dẫn hay không?
Phát biểu và viết công thức của lực hướng tâm.
Một tủ lạnh có trọng lượng 890 N chuyển động thẳng đều trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa tủ lạnh và sàn nhà là 0,51. Hỏi lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang bằng bao nhiêu ? Với lực đẩy tìm được có thể làm cho tủ lạnh chuyển động từ trạng thái nghỉ được không ?
Một vận động viên môn hốc cây (môn khúc quân cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một tốc độ đầu 10 m/s. Hệ số ma sát trượt giữa quả bóng và mặt băng là 0,10. Lấy g = 9,8 m/s2. Hỏi quả bóng đi được một đoạn đường bao nhiêu thì dừng lại?
A. 39 m B. 45 m
C. 51 m D. 57 m.
Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép hai mặt đó tăng lên?
A. Tăng lên ;
B. Giảm đi;
C. Không thay đổi;
D. Không biết được.
Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang có chịu lực ma sát nghỉ hay không?
rong các cách viết công thức của lực ma sát trượt dưới đây, cách viết nào đúng ?
Nêu những đặc điểm của lực ma sát nghỉ.
Hệ số ma sát trượt là gì? Nó phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết công thức của lực ma sát trượt.
Nêu những đặc điểm của lực ma sát trượt.
Treo một vật có trọng lượng 2,0 N vào một lò xo, lò xo dãn ra 10 mm. Treo một vật khác có trọng lượng chưa biết vào lò xo, nó dãn ra 80 mm. Tính độ cứng của lò xo.
Một lò xo có chiều dài tự nhiên 30 cm, khi bị nén lò xo dài 24 cm và lực đàn hồi của nó bằng 5 N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bị nén bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?
A. 18 cm ; B. 40 cm
C. 48 cm ; D. 22 cm.
Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 15 cm. Lò xo được giữ cố định tại một đầu, còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 4,5 N. Khi ấy lò xo dài 18 cm. Độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu ?
A. 30 N/m ; B. 25 N/m
C. 1,5 N/m ; D. 150 N/m.
Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào một lò xo có độ cứng k = 100 N/ m để nó dãn ra được 10 cm ?
A. 1000 N ; B. 100 N
C. 10 N ; D. 1 N.
Phát biểu định luật Húc
Nêu những đặc điểm (về phương, chiều, điểm đặt ) của lực đàn hồi của:
a. lò xo
b. dây cao su, dây thép
c. mặt phẳng tiếp xúc
Tính trọng lượng của một nhà du hành vũ trụ có khối lượng 75 kg khi người đó ở
a. trên Trái Đất (lấy g = 9,80 m/s2)
b. trên Mặt Trăng (lấy gmt = 1,70 m/s2)
c. trên Kim Tinh (lấy gkt = 8,7 m/s2).
Trái Đất hút Mặt Trăng với một lực bằng bao nhiêu? Cho biết khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất là R = 38.107 m, khối lượng của Mặt Trăng m = 7,37.1022 kg, khối lượng của Trái Đất M = 6,0.1024 kg. Kích thước của Trái Đất và Mặt Trăng là rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
Hai tàu thủy, mỗi chiếc có khối lượng 50 000 tấn ở cách nhau 1 km. Lấy g=10 m/s2. So sánh lực hấp dẫn giữa chúng với trọng lượng của một quả cân có khối lượng 20 g.
A. Lớn hơn
B. Bằng nhau
C. Nhỏ hơn
D. Chưa thể biết
Một vật khối lượng 1 kg, ở trên mặt đất có trọng lượng 10 N. Khi chuyển vật tới một điểm cách tâm Trái Đất 2R (R là bán kính Trái Đất) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu?
A. 1 N
B. 2,5 N
C. 5 N
D. 10 N
Tại sao gia tốc rơi tự do và trọng lượng của vật càng lên cao thì càng giảm.
Nêu định nghĩa trọng tâm của vật.
Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn và viết hệ thức của lực hấp dẫn.
Hãy chỉ ra căp "lực và phản lực" trong tình huống sau: ô tô đâm vào thanh chắn đường;
Để xách một túi đựng thức ăn, một người tác dụng vào túi một lực bằng 40 N hướng lên trên. Hãy miêu tả "phản lực" (theo định luật III) bằng cách chỉ ra
a. Độ lớn của phản lực.
b. Hướng của phản lực.
c. Phản lực tác dụng lên vật nào?
d. Vật nào gây ra phản lực này?
Trong một tai nạn giao thông, một ô tô tải đâm vào một ô tô con đang chạy ngược chiều. Ô tô nào chịu lực lớn hơn ? Ô tô nào nhận được gia tốc lớn hơn? Hãy giải thích.
Một quả bóng, khối lượng 0,50 kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một lực 250 N. Thời gian chân tác dụng vào bóng là 0,020 s. Quả bóng bay đi với tốc độ.
A. 0,01 m/s
B. 0,1 m/s
C. 2,5 m/s
D. 10 m/s.
Một vật có khối lượng 8,0 kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 2,0 m/s2 . Lực gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu? So sánh độ lớn của lực này với trọng lượng của vật. Lấy g = 10 m/s2.
A. 1,6 N, nhỏ hơn
B. 16 N, nhỏ hơn
C. 160 N, lớn hơn
D. 4 N, lớn hơn.
Trong các cách viết hệ thức của định luật II Niu – tơn sau đây, cách viết nào đúng?
Một vật đang nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Tại sao có thể khẳng định rằng bàn đã tác dụng một lực lên nó?
Câu nào đúng?
A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì mọi vật phải đứng yên .
B. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa, thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.
C. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.
D. Khi thấy vận tốc của vật thay đổi chắc chắn là đã có lực tác dụng lên vật.
Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó bị mất đi thì
A. vật dừng lại ngay
B. vật đổi hướng chuyển động
C. vật tiếp tục chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại
D. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s.
Chọn đáp án đúng.
Nêu những đặc điểm của cặp "lực và phản lực" trong tương tác giữa hai vật.
Phát biểu và viết hệ thức của định luật III Niu – Tơn.
Trọng lượng của một vật là gì? Viết công thức của trọng lực tác dụng lên một vật.
Nêu định nghĩa và các tính chất của khối lượng.
Phát biểu và viết hệ thức của định luật II Niu – tơn.
Phát biểu định luật I Niu – Tơn. Quán tính là gì?
Em hãy đứng vào giữa hai chiếc bàn đặt gần nhau, mỗi tay đặt lên một bàn rồi dùng sức chống tay để nâng người lên khỏi mặt đất. Em hãy làm lại như thế vài lần, mỗi lần đẩy hai bàn tay ra xa nhau một chút. Hãy báo cáo kinh nghiệm mà em thu được.
Một vật có trọng lượng P = 20 N được treo vào một vòng nhẫn O (coi là chất điểm). Vòng nhẫn được giữ yên bằng hai dây OA và OB (hình 9.11). Biết dây OA nằm ngang và hợp vơi dây OB một góc 1200 . Tìm lực căng của hai dây OA và OB.
Phân tích vecto lực F thành lực vecto lực F1 và vecto lực F2 theo hai phương OA và OB (hình 9.10). Giá trị nào sau đây là độ lớn của hai lực thành phần?
A. F1 = F2 = F
B. F1 = F2 = F/2
C. F1 = F2 = 1,15F
D. F1 = F2 = 0,58F
Cho hai lực đồng quy có cùng độ lớn 10 N.
a. Góc giữa hai lực bằng bao nhiêu thì hợp lực cũng có độ lớn bằng 10 N?
A. 90o ; B. 120o ;
C. 60o ; D. 0o
b. Vẽ hình minh họa
Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 9 N và 12 N.
Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào là độ lớn của hợp lực?
A. 1 N B. 2 N
C. 15 N D. 25 N
Phân tích lực là gì? Nêu cách phân tích một lực thành hai lực thành phần đồng qui theo hai phương cho trước.
Hợp lực F của hai lực đồng qui F1 và F2 có độ lớn phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Tổng hợp lực là gì? Phát biểu quy tắc hình bình hành.
Phát biểu định nghĩa của lực và điều kiện cân bằng của một chất điểm.
Sự rơi tự do là gì ? Nếu đặc điểm của chuyển động rơi tự do và viết công thức tính gia tốc rơi tự do ?