Viết văn tả biểu cảm sự vật

2 câu trả lời

Cây bàng không cho những bông hoa thơm ngát như cây hoa sữa, không cho những quả ngọt như quả vải, nhãn mà cũng chẳng có vẻ ngoài đẹp đẽ như tùng, cúc, trúc, mai. Màu lá bàng gắn bó với chúng tôi suốt những năm tháng học trò.

Lá bàng xanh mơn mởn vào mùa xuân, xanh um tùm vào mùa hè và có màu đỏ gạch vào mùa thu. Tôi và lũ bạn vô cùng thích thú khi thấy màu lá thay đổi theo thời gian như một chiếc đồng hồ mà  thiên nhiên đã ưu ái bạn tặng cho con người. Tôi ấn tượng nhất là hình ảnh của cây bàng đứng sừng sững dưới cái rét buốt của tiết trời mùa đông. Từng cánh cây khẳng khiu vươn dài dưới bầu trời xám xịt. Nhìn những cành bàng tôi lại thấy mình dâng lên một nỗi niềm khó tả khi nghĩ tới cánh tay gầy guộc của mẹ – người vẫn đang cần mẫn làm việc nuôi chị em tôi ăn học. Tôi thấy tội nghiệp cho cây, thấy thương cho người mẹ tần tảo của mình. Đứng giữa cái giá lạnh của mùa đông, tôi vẫn nghe thấy những dòng nhựa đnag cuồn cuộn chảy trong thân cây. Dường như hàng ngàn những chiếc lá rơi xuống đã hòa vào đất mẹ, chắt chiu cho cây từng nguồn thức ăn để sinh sống, chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, cây bàng đã cho tôi một bài học đầy bổ ích về tình đoàn kết, về việc góp sức nhỏ thành sức lớn, về sức sống mãnh liệt, trường tồn của hoàn cảnh.Tôi không chỉ yêu quý mà còn rất trân trọng phẩm chất tốt đẹp của cây bàng, một loài cây vô tri vô giác, tưởng như vô cùng nhỏ bé mà lại là có một tâm hồn thật cao đẹp, mà đến cả tôi cũng ít khi có được như thế ư? Vì vậy, tôi mới khẳng định bàng là loài cây đẹp nhất, đẹp vì cái tâm hồn thật xinh đẹp của nó.

Một mảng kỉ niệm lớn của đứa trẻ đó là món ăn, đặc biệt là cái thứ mà người dân Bắc gọi là quà bánh. Hồi nhỏ chúng tôi không được cho tiền đến trường ăn quà, vì ba mẹ tôi cho rằng trẻ con sử dụng tiền sẽ hư! Đó quả là một thiệt thòi, vì dù trong cặp hoặc sau mui xe luôn xếp sẵn những quả chuối, quýt, bánh mật,... thì những quả cấm vẫn là quả quý. Đặc biệt là cái món thịt bò khô, anh chàng đi bán rao hàng bằng cách lắp xắp cái kéo, trên thùng gỗ bày đủ nước chấm, ớt, đu đủ xanh. Những sợi đu đủ màu ngọc thạch trắng, giòn, ớt đỏ và lá thơm xanh hợp thành một bức tranh tĩnh vật kiệt tác đối với tuổi học trò... Nhưng món ăn tôi nhớ nhất lại là quà mua ở chợ Ngã Ba Thá. Chợ họp trên một đồi nhỏ, những dãy người ngồi bán hàng vòng vèo theo hình xoáy trôn ốc lên đến đỉnh đồi. Củ khoai từ trắng nõn, bở tơi ăn với kẹo vừng kẹo bột. Lúc ấy kẹo vừng kẹo bột còn làm bằng đường mía, không trắng tinh như bây giờ, và còn giữ mùi thơm của mía. Kẹo dày mình, hình bằng quả cau nhỏ, vặn xẹo một chút. Màu của kẹo bột giống hệt màu của quả cau đã gọt vỏ, vậy nên mới có nơi gọi đó là kẹo cau... Kẹo nhai nghe rau ráu, rào rạo như tiếng rạm cua rán giòn, mà không cứng lốc cốc như thứ kẹo bây giờ. Ngày ấy kẹo cắn vỡ ra, ta thấy thớ bột lỗ chỗ những khoảng hổng, mà không chắc nịch lại... Vả chăng giờ đây, trẻ con đâu có ăn kẹo vừng kẹo bột nữa, mà chỉ thích nhai kẹo cao su!... Gọi là món ăn nhưng thực chất là món ăn tinh thần. Bởi người ta ăn ngon chủ yếu là do kỉ niệm. Những món ăn thuở nhỏ là những thứ ngon nhất còn lại cả đời người.
Câu hỏi trong lớp Xem thêm
8 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước