Viết một đoạn văn nghị luận về một vấn đề xã hội
2 câu trả lời
+ Bước 1: Nêu vấn đề:
Trong bước này, các bạn dẫn trực tiếp vào vấn đề cần bàn luận.
+ Bước 2: Triển khai vấn đề:
– Giải thích: từ cụ thể đến khái quát.
– Phân tích, bàn luận: Nêu biểu hiện, ảnh hưởng, nguyên nhân… của vấn đề.
– Đánh giá: Đánh giá tính đúng, sai; tốt, xấu… của vấn đề. Thể hiện rõ ràng quan điểm của mình.
– Liên hệ bản thân.
+ Bước 3: Tổng kết lại vấn đề.
Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của bạn về tình mẹ trong cuộc đời mỗi người
Đề bài: Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của bạn về tình mẹ trong cuộc đời mỗi người.
* Nêu vấn đề.
* Triển khai vấn đề.
Giải thích vấn đề:
+ Mẹ là người sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn, trưởng thành.
+ Mẹ hi sinh và dành tình yêu thương vô điều kiện với mỗi người con.
Phân tích, bàn luận:
– Tình mẹ đối với mỗi người:
+ Mẹ là người mang nặng, đẻ đau, nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn.
+ Mẹ dạy ta học ăn, học nói, học những điều hay lẽ phải trong cuộc đời.
+ Lớn lên, mỗi lần vấp ngã trong cuộc đời, mẹ dang tay che chở.
+ Mẹ dõi theo từng bước đi trong cuộc đời “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”.
– Nhiệm vụ, bổn phận của mỗi đứa con:
+ Thấu hiểu sự hi sinh của mẹ.
+ Luôn chăm ngoan, học giỏi, nghe lời cha mẹ.
+ Sống hiểu thảo, yêu tương, phụng dưỡng cha mẹ khi về già.
– Đánh giá: Phê phán những kẻ bất hiếu, không nghe lời cha mẹ.
– Liên hệ với bản thân.
Trên đây là cách viết đoạn văn 200 chữ nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí cùng ví dụ mẫu. Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học sẽ được chúng tôi hướng dẫn trong bài tiếp theo. Mời các bạn chú ý theo dõi để không bỏ lỡ bài học hữu ích.
Hiện nay, lối sống “ảo” ở một bộ phận giới trẻ đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Vậy, “sống ảo” là gì? Nó có tác động như thế nào tới cuộc sống của chúng ta? Theo tôi, đó là lối sống quá phụ thuộc vào mạng xã hội, thiếu đi sự liên lệ cần có với cuộc sống thực tại. Lối sống này đã và đang để lại rất nhiều hệ lụy cho một bộ phận thanh thiếu niên. Trước hết, dành quá nhiều thời gian lang thang trên mạng sẽ khiến ta thiếu đi cơ hội học tập, giao tiếp trực tiếp với những người xung quanh cũng như gây ra các vấn đề về thể chất: cận thị, cong vẹo cột sống… Đồng thời, đắm mình trong một thế giới mà mọi thứ đưa lên đều được chỉnh sửa kĩ lưỡng và đầy hào nhoáng, ta sẽ dễ cảm thấy ghen tị và rơi vào trạng thái tự ti, bất hạnh. Đó là chưa kể đến một số bị ám ảnh bởi những nút “like”, những lời khen sáo rỗng trên mạng xã hội để rồi dùng đủ mọi chiêu trò để thu hút sự chú ý. Chẳng hạn, cách đây không lâu, dư luận từng xôn xao trước sự việc một nam thanh niên nhảy cầu Tân Hóa sau khi nhận được 40 nghìn lượt thích hay một người khác tự thiêu khi có được điều tương tự. Đây đều là những hành động mù quáng, gây tổn hại cho bản thân cũng như tác động tiêu cực tới xã hội. Bởi vậy, tất cả chúng ta cần nghiêm túc lên án những hiện tượng này, cẩn trọng khi ấn từng nút “like”, từng lời bình luận và trân trọng hơn những giá trị đích thực của cuộc sống. Mạng xã hội là con dao hai lưỡi. Hãy sử dụng một cách thông minh và chắc chắn nó sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi ích.