Viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nghĩ của em về những câu tục ngữ đã học về chủ đề thiên nhiên và lao động sản xuất(câu 1,2,3,5,8) theo dàn ý sau: + gồm những câu nào? + câu nào nói về thiên nhiên là về thời gian hay về thời tiết? + những câu đó giúp ích gì cho nhân dân ta? + câu về lao động sản xuất là + kinh nghiệm gì? + có ích gì cho nhân dân ta?

2 câu trả lời

Phải nói cha ông ta phải là những người tài giỏi lắm mới có thể sáng tác ra những câu tục ngữ vừa ngắn gọn lại vừa giàu ý nghĩa như vậy. Trong kho tàng văn học nước nhà, tục ngữ là một trong số những thể loại văn học dân gian cho đến nay vẫn được nhiều người ứng dụng trong lời nói, trong diễn đạt. Đặc biệt những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những câu tục ngữ được người nông dân Việt Nam sử dụng nhiều khi nói đến nông nghiệp sản xuất.

Nói về tục ngữ thiên nhiên ta có những câu như “Đêm tháng năm chưa năm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Gói gọn ý nghĩa trong hai câu, tác giả dân gian muốn thể hiện kinh nghiệm của người Việt xưa trong cách nhìn về thời gian bốn mùa. Một ngày có hai tư giờ nhưng không phải mười hai giờ giữa đêm và ngày luôn đều nhau. Tháng năm đêm sẽ ngắn hơn ngày còn tháng mười thì ngược lại. Hay những câu như “Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa”, “Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy/ Cơn đằng nam vừa làm vừa chơi” “Bao giờ cho đến tháng ba/ Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn”. Đó là những câu tục ngữ vô cùng gần gũi thân thương. Câu từ rất ngắn gọn và dễ hiểu. Những hiện tượng về thiên nhiên thời tiết đều được đúc kết lại một cách khúc chiết, súc tích nhất.

Hay những câu tục ngữ về lao động sản xuất cũng vậy, người nông dân qua những vụ mùa quanh năm đã đúc kết lại được những yếu tố quan trọng để làm nên một vụ mùa chất lượng, lúa được phát triển và năng suất được nâng cao: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” hay “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền”.

Ý nghĩa của những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vô cùng có ích cho nhân dân ta. Thay vì dạy người ta phải làm như thế này như thế kia với một văn bản dài thì ông cha ta dạy thế hệ con cháu của mình bằng những câu tục ngữ không những ngắn gọn mà còn đầy đủ ý nghĩa.

Hôm nay, trên lớp em đã được học về các câu tục ngữ về chủ đề thiên nhiên và lao động sản xuất. Gồm có 8 câu sau: '' Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối''

'' Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa''

''Ráng mỡ gà có nhà thì giữ.''

'' Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.''

''Tấc đất tấc vàng.''

''Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.''

'' Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.''

''Nhất thì, nhì thục.'' Các câu nói về thiên nhiên: '' Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa''. Có nghĩa là: Đêm sao dày, nhiều sao dự báo ngày hôm sau sẽ nắng, đêm không sao báo hiệu ngày mai sẽ mưa => Nắm trước thời tiết để chủ động công việc. Các câu nói về thời gian: ''Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mưa chưa cười đã tối.'' Có nghĩa là: Tháng năm đêm ngắn ngày dài, tháng mười đêm dài ngày ngắn => Giúp con người chủ động về thời gian, công việc trong những thời điểm khác nhau. Các câu nói về thời tiết: '' Ráng mỡ gà có nhà thì giữ.'' có nghĩa: Khi chân trời xuất hiện sắc màu vàng (giống ráng mỡ gà) thì phải lo giữ nhà vì sắp bão to; '' Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.'' Có nghĩa: Tháng bảy mưa nhiều, nếu thấy kiến bò, dời tổ lên cao đi nơi khác thì sắp ngập lụt. Những câu nói ấy cảnh báo cho chúng ta về thiên tai có thể sẽ xảy ra và khuyên nên chuẩn bị để chống mối nguy hại ấy. Câu về lao động sản xuất là:''Tấc đất tấc vàng.'' có nghia: Đất quý như vàng. ''Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.'' Có nghĩa: Thứ nhất là đào ao nuôi cá, thứ nhì là làm vườn, thứ ba là làm ruộng => Lựa chọn các công việc hợp lí. '' Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.'' Ý nghĩa: nước, phân bón, cần cù, giống cây trồng là 4 điều quan trọng để trồng trọt được tốt hơn. ''Nhất thì, nhì thục.'' Có nghĩa: thời điểm thích hợp trồng mùa là uqan trọng nhất, mùa nào trồng cây ấy lúc thời tiết thích hợp; thứ hai là cày vừa để có đất tốt cho sự phất triển của cây tối. => Thứ nhất là thời vụ, thứ hai là đất canh tác, trồng trọt phải đủ hai yếu tố trên. Có ích là: dạy cho chúng ta cách làm việc hiểu quả của ngành trồng trọt.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm