viết đoạn văn ngắn phân tích câu tục ngữ '' tấc đất tấc vàng". Ai giúp e phân tích với ạ e cảm ơn nhiều

2 câu trả lời

Việt Nam ta là một nước nông nghiệp, chính vì thế yếu tố đất đối với chúng ta là một yếu tố quan trọng. Không có đất thì không thể trồng trọt và đương nhiên là không có đất thì làm sao có thể sinh sống được. Câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” thể hiện rõ sự quý giá của đất đối với con người Việt Nam ta. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng xét về mặt thể loại thì nó lại là một chỉnh thể thẩm mỹ. Nó chỉ có một câu bốn từ nhưng lại được các nhà nghiên cứu phê bình coi là một tác phẩm. Nó đứng ngang hàng với những bài thơ dài hay những tác phẩm truyện ngắn. Đất là đất còn vàng là vàng, bình thường vàng là thứ quý giá nhất, nó cũng là thứ tài nguyên mà ngày trước biết bao nhiêu đế quốc hùng mạnh đã xâm lược nước ta để cướp đi. Thế nhưng ở đây đất lại quý như vàng. Bởi vì một tấc đất người nông dân Việt Nam cũng có thể canh tác, trồng trọt, ở. Một tấc đất ấy có thể làm nên sức khỏe, sinh sống, thức ăn cho con người. Có đất thì con người mới có nhà ở, có đất mới có trồng trọt để có thức ăn, có thức ăn mới có thể có sức khỏe và làm ra những thứ quý giá khác. Chính vì thế, ta có thể khẳng định rằng câu tục ngữ của cha ông để lại hoàn toàn chính xác, nó có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong việc giáo dục các thế hệ mai sau phải biết quý trọng đất. Vì tấc đất là tấc vàng.

I. Mở Bài

   Trong kho tàng tục ngữ dân gian Việt Nam, có rất nhiều những câu nói về giá trị của đất nhưng em thích nhất là câu "Tấc đất tấc vàng"

II. Thân Bài

1) Giải thích khái niệm của câu tục ngữ: 

 - Giải thích cụm từ "tấc đất": Người ngày xưa thường lấy "tấc" để dùng làm đơn vị đo lường trong cuộc sống.

 - Giải thích cụm từ "tấc vàng": Vàng là một kim loại quý được người đời trân trọng

  => Hình ảnh "tấc đất" được so sánh với một "tấc vàng" nhằm nói tới sự quý giá của đất đai với cuộc sống của người dân lao động

2) Vì sao nói đất đai quý như vàng?

  - Đất đai cần phải trân trọng khi mang tới lúa gạo cho con người chúng ta.

  - Nó giúp xây dựng nhà cửa, xây dựng nhà máy xí nghiệp, bệnh viện trường học, nếu không có đất đai thì con người sẽ không thể làm được gì, không phát triển được công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ… mọi thứ đều được thực hiện trên đất

  - Đất đai xây dựng công nghiệp giúp chúng ta mở nhà xưởng tạo công ăn việc làm cho những công nhân có công ăn việc làm, phát triển kinh tế đất nước.

  - Tuy nhiên đất đai có quý báu tới đau cũng cần phải có bàn tay và khối óc con người bỏ sức lao động của mình ra mới tạo thành của cải vật chất được.

  - Đất đai dù quý tới đâu nhưng con người không chịu bỏ sức lao động của mình ra thì sẽ không thể nào tạo nên của cải vật chất cho chúng ta được.

3) Liên hệ, mở rộng: 

- Liên hệ đến câu thơ:   "Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang
                              Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu"

4) Phải làm gì để phát huy, giữ gìn đất?

- Chúng ta phải luôn cần cù, sáng tạo để trồng trọt, làm giàu trên mảnh đất của minh.

 - Từ đồng bằng Bắc Bộ đất chật người đông đến những đồng quê Nam Bộ rộng mênh mông, đâu đâu cũng thấy dấu ấn con người bầu bạn cùng đất đai để có những vựa lúa cho đất nước.

- Đó là khởi nguồn của ấm no và hạnh phúc.

 - Để khai thác tiềm năng đất đai, ngày nay, người Việt Nam ta còn ứng dụng nhiều khoa học kỹ thuật tiến bộ vào nông nghiệp, để có thể bảo vệ sự màu mỡ của đất, mà cũng có thể thu hoạch được nhiều thành quả hơn.

III. Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ:

Câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” là một bài học quý giá cho chúng ta để chúng ta bảo vệ từng mảnh đất quê hương của chúng ta làm nên những vàng bạc cho cuộc sống. Mỗi chúng ta cần phải nâng niu trân trọng mảnh đất của quê hương mình biến đất sỏi đá thành đất màu mỡ, tươi xốp mang lại nhiều lợi nhuận.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
3 lượt xem
2 đáp án
49 phút trước