Viết đoạn văn khoảng 150-200 chữ về chủ đề: cảm nhận về bức tranh thiên nhiên qua 2 câu thơ đầu trong bài thơ cảnh khuya.
2 câu trả lời
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. Người được biết đến không chỉ với tư cách là một nhà hoạt động cách mạng, mà còn với vị trí của một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Một trong số những tác phẩm nổi tiếng của người là bài thơ “Cảnh khuya”được ra đời lúc chiến dịch Việt Bắc đang diễn ra vô cùng ác liệt.
Đến với hai câu thơ đầu tiên, Bác đã khắc họa được hình ảnh bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc:“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,/Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa” trong không gian núi rừng Việt Bắc tĩnh mịch, âm thanh nổi bật đó chính là tiếng suối chảy. Tiếng suối được so sánh với “tiếng hát xa” - một âm thanh trong trẻo vang vọng từ một nơi xa xôi. Cách so sánh này khiến cho âm thanh tiếng suối trở nên có âm điệu hơn và tình cảm hơn. Tiếp đến là câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” gợi cho tôi hai cách hiểu. Cách hiểu thứ nhất là ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Không gian thiên nhiên ngập tràn ánh trăng. Cách hiểu thứ hai là ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa. Dù có hiểu theo cách nào đi chăng nữa thì tôi vẫn thấy cảnh thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc rất tuyệt vời. Qua với 2 câu thơ tiếp theo, những nỗi niềm, tâm trạng của Bác lúc đó đều được bộc lộc trong 2 câu thơ dưới đây: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ/Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Trong câu thơ“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ” gợi cho tôi hai cách hiểu. Đó có thể là hình ảnh “cảnh khuya như vẽ” gợi ra một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ tựa như một bức tranh. Nhưng cũng có thể là Bác ngồi đấy say mê ngắm nhìn khung cảnh đêm khuya, thiên nhiên và con người hòa quyện tạo nên một bức tranh. Cảnh khuya đẹp hơn khi có sự xuất hiện của con người. Câu thơ cuối cùng đã lý giải nguyên nhân vì sao Bác lại chưa ngủ. Vì cảnh thiên nhiên quá đỗi đẹp đẽ làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng say đắm. Nhưng cũng là vì “lo nỗi nước nhà” lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cho cuộc sống của nhân dân. Đây mới là lý do quan trọng nhất khiến Bác mất ngủ.
Bài thơ “Cảnh khuya” với ngôn từ giản dị không chỉ thể hiện được cảnh thiên nhiên dưới ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc mà con thể hiện đc tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước của nhà thơ. Bài thơ đã gợi cho người đọc những cảm xúc thật sâu sắc về tấm lòng của chủ tịch Hồ Chí Minh.
chúc bạn học tút nha ωω
''Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.''
- Hai câu thơ đầu nói lên : cảnh núi rừng việt bắc trong đem trăng
+ nghệ thuật : miêu tả so sánh , lấy động tã tính : tiếng suối - tiếng hát xa , điệp từ '' tiếng ''
==> âm thanh suối vang vọng , trong trẻo gần gũi với con người
- Sử dụng điệp từ '' lồng
==> Khắc họa một bức tranh nhiều tầng bậc , trắng đen mà lung linh huyền ảo mà ấm áp
- Hai câu thơ đầu : là một bức tranh thiên nhiên đẹp , sinh động , tươi sáng và có hồn
thể hiện tâm hồn nghệ sĩ , tình yêu sự gắn bó với thiên nhiên của bác