viết bài tham luận về các biện pháp phát triển trong cơ khí

2 câu trả lời

So với các nước trong khu vực, cơ khí Việt Nam phát triển tương đối sớm. Ngay từ cuối những năm 50, đầu những năm 60 của thế kỷ trước, khi các nước trong khu vực Ðông - Nam Á, Ðông Á, chưa có ngành cơ khí chế tạo thì chúng ta đã tự sản xuất được động cơ đốt trong, máy gia công kim loại và nhiều sản phẩm cơ khí phức tạp khác. Với sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước, đội ngũ cán bộ, công nhân ngành cơ khí đã phát triển vượt bậc trong vòng 30 năm, đủ sức đáp ứng yêu cầu cơ giới hóa toàn bộ nền kinh tế. 20 năm đổi mới ngành cơ khí đã cơ cấu lại một cách mạnh mẽ. Hàng loạt sản phẩm mới chưa bao giờ nước ta tự sản xuất trong thời kỳ trước năm 1990 như ô-tô, xe máy, thiết bị kết cấu kim loại siêu trường, siêu trọng, thiết bị tham gia vào các công trình công nghiệp lớn như xi-măng, đường mía, thủy điện, nhiệt điện, luyện kim, khai thác dầu khí, thiết bị toàn bộ cỡ vừa và nhỏ... đã lần lượt ra đời. Tuy vậy, quá trình này cũng chỉ đáp ứng được khoảng 30-35% nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, cho nên trên tổng thể, ngành vẫn là ngành công nghiệp yếu kém so với nhiều ngành khác.
Ngành cơ khí trong nước cũng đã hình thành hệ thống các nhà máy cơ khí với các quy mô lớn, nhỏ. Tại một số địa phương, vùng kinh tế đã có mô hình cụm ngành về cơ khí chế tạo như: Khu phức hợp cơ khí Chu Lai - Quảng Nam. Đặc biệt, đến nay đã hình thành một số doanh nghiệp có tiềm năng phát triển ngang tầm khu vực như: Tổng công ty TNHH MTV Cơ khí Quang Trung, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam Lilama, Tổng Công ty Máy động lực và nông nghiệp Việt Nam…

Một số sản phẩm cơ khí được sản xuất đạt chất lượng tốt, tương đương với chất lượng sản phẩm của một số quốc gia trong khu vực. Hiện nay, cơ khí Việt Nam có thế mạnh ở 3 phân ngành gồm: xe máy và phụ tùng linh kiện xe máy, cơ khí gia dụng và dụng cụ, ô tô và phụ tùng ô tô. Số liệu thống kê cho thấy, 3 phân ngành này chiếm gần 70% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của ngành cơ khí cả nước.

Dù chiếm tỷ lệ lớn trong ngành chế biến chế tạo, nhưng theo Bộ Công Thương, cơ khí trong nước mới đáp ứng được khoảng 32% nhu cầu sản phẩm cơ khí trong nước, trong khi đó mục tiêu đề ra phải đáp ứng được từ 45 - 50% nhu cầu sản xuất trong nước từ năm 2010.

Cùng với đó, chất lượng sản phẩm cơ khí của doanh nghiệp nội nói chung còn thấp, giá thành sản xuất cao, thiếu sức cạnh tranh. Trình độ cơ khí chế tạo , nhất là cơ khí chính xác (trụ cột của sản xuất công nghiệp) còn lạc hậu so với nhiều nước trên thế giới.

Vì vậy, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam kiến nghị Nhà nước cần có chính sách đặc thù. Cụ thể, Chính phủ xem xét, quyết định bổ sung, sửa đổi và tổ chức lại Ban Chỉ đạo Chương trình cơ khí trọng điểm của Chính phủ đã được thành lập từ các nhiệm kỳ trước cũng như sửa đổi, bổ sung một số cơ chế chính sách để xây dựng và bảo vệ thị trường nội địa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

Đồng thời, Chính phủ bổ sung chính sách và biện pháp kiểm soát tối đa việc nhập khẩu máy móc, dây chuyền công nghệ sản xuất, phương tiện vận tải, hàng hóa đã qua sử dụng để bảo vệ sức mua cho thị trường nội địa...

Công nghiệp cơ khí chế tạo là động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp và kinh tế khác phát triển, qua đó trực tiếp và gián tiếp tạo việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao năng suất lao động quốc gia.

Tại Việt Nam, cùng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, Đảng, Chính phủ đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ và ưu đãi để phát triển ngành cơ khí.

Tuy nhiên, ngành còn thiếu nhiều sản phẩm có thương hiệu, quy mô doanh nghiệp cơ khí nhìn chung còn nhỏ, chất lượng sản phẩm còn thấp và giá thành còn cao, thiếu doanh nghiệp cơ khí lớn mang tầm quốc tế.Công nghiệp cơ khí chế tạo là động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp và kinh tế khác phát triển, qua đó trực tiếp và gián tiếp tạo việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao năng suất lao động quốc gia.

Tại Việt Nam, cùng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, Đảng, Chính phủ đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ và ưu đãi để phát triển ngành cơ khí.

Tuy nhiên, ngành còn thiếu nhiều sản phẩm có thương hiệu, quy mô doanh nghiệp cơ khí nhìn chung còn nhỏ, chất lượng sản phẩm còn thấp và giá thành còn cao, thiếu doanh nghiệp cơ khí lớn mang tầm quốc tế.

riển khai các chương trình kết nối kinh doanh nhằm tăng cường liên kết, liên doanh giữa DN trong nước với nhau và với các DN lớn trên thế giới trong chuỗi giá trị để tiếp cận công nghệ và tiêu chuẩn hóa sản phẩm.

Cần xây dựng và phát triển hệ thống quản lý, đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ thuật nghề quốc gia, đặc biệt đối với các kỹ năng nghề trong lĩnh vực cơ khí.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

giúp em vs ạ :< Vô cảm là đã không còn tình cảm, không còn cảm xúc, dửng dưng với cuộc sống đang diễn ra xung quanh mình. Nhìn thấy một cảnh đau lòng ta sẽ rơi nước mắt; nhưng vô cảm là ta lạnh nhạt bước đi mà chẳng mảy may thương xót. Buổi sáng đi qua đèn đỏ ngã tư, một đứa bé trần truồng xám ngắt bị bỏ lại bên đường, bên cạnh đó có chiếc ống bơ xin tiền, những ai vô cảm sẽ đi qua mà không chút động lòng. Con người trong xã hội ngày nay đang dần dần chấp nhận sự vô cảm trong cuộc sống. Bước ra khỏi lũy tre làng, ta dần lãng quên câu “ tối lửa tắt đèn”; nhiều người con vẫn vô tư, vô lo, mải mê với những thú vui mặc lòng trước những nhọc nhằn vì manh áo chén cơm của đấng sinh thành. Xót xa biết nhường nào. Bắt đầu cuộc sống phồn hoa đô thị, lòng người ta bắt đầu đóng khép. Ấy chính là lúc con người vụt nhiên mất đi cái nhìn về tổng thể, về sợi dây ân tình kết nối với cuộc đời để nghiêng hẳn về phía cá nhân vị kỉ, hẹp hòi và bỗng trở thành ích kỉ, vô cảm, vô tâm mà không hề hay biết. ( Sưu tầm) Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính và thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích ? Câu 2. Hãy chỉ ra nội dung chính của đoạn trích? Câu 3. Theo anh/chị tại sao tác giả viết:“Con người trong xã hội ngày nay đang dần dần chấp nhận sự vô cảm trong cuộc sống.” Câu 4. Hãy viết một đoạn văn ngắn với chủ đề: Để cuộc sống vơi dần sự vô cảm. Viết từ 5 - 8 dòng.

2 lượt xem
1 đáp án
4 giờ trước