Viết 1 bài văn biểu cảm về người bạn thân của em *lưu ý: ko chép mạng, dài hơn 3 trang, KHÔNG ĐƯỢC sử dụng quá nhiều tự sự và miêu tả trong bài văn

2 câu trả lời

Trong cuộc sống của chúng ta không thể thiếu đi tình bạn, có rất nhiều tình bạn xung quanh ta và cũng có những người bạn khác nhau, bạn xã giao, bạn tâm giao, bạn thân và bạn tri kỉ. Một người bạn thân là người đã gắn bó chơi thân trong một khoảng thời gian dài, thấu hiểu từng thói quen, sở thích và tính cách của mình, luôn có mặt trong cuộc sống của mình. Em rất may mắn vì đã có một người bạn thân như thế, đó chính là cô bạn Lan Anh. 

Quen nhau từ hồi học chung lớp 1, cho đến bây giờ em và bạn Lan Anh vẫn học cùng trường, cùng lớp và hàng ngày cùng lai nhau đạp xe tới trường. Cái tên của Lan Anh gần như nói lên tất cả về con người của cậu ấy, một nửa tên “Lan” chính là một người con gái thực sự, còn nửa tên “Anh” bộc lộ cho phong cách mạnh mẽ nam tính của bạn. Lan Anh tuy là con gái nhưng rất thích để tóc tém, dáng người đậm, chân tay khoẻ chắc nịch chẳng thua kém một đứa con trai nào. Bạn ấy cũng hay mặc quần áo rộng rãi chứ không bao giờ mặc đồ bó và cũng chưa từng mặc váy hay áo có nơ, nếu ai không biết tính cách của bạn ấy chắc hẳn sẽ nghĩ cô gái này thật kì quặc. Nhưng không, Lan Anh chỉ mang vẻ bề ngoài như vậy còn thực chất bên trong cậu ấy vẫn là một cô gái dễ khóc, hay suy nghĩ mộng mơ và cũng thích những câu chuyện lãng mạn. Lan Anh là một người phóng khoáng, thường cho đi mà chẳng nghĩ ngợi điều gì, suốt nhiều năm đi học bạn ấy luôn là người chở em đi học, bạn luôn chê rằng em gầy bé nhỏ như thế nên để bạn chở cho nhanh. Bạn ấy luôn hoà đồng, vui vẻ và biết quan tâm giúp đỡ bạn bè, rất năng nổ nhiệt tình trong các hoạt động tập thể của trường, lớp. Lan Anh từng nói với em ước mơ của bạn ấy là sẽ trở thành một nhà thiết kế, với sự thông minh và óc sáng tạo cũng như bản lĩnh của bạn em chúc cho bạn sẽ thành công trên con đường chinh phục ước mơ của mình. 

Có lẽ rồi cũng sẽ đến lúc chúng em phải xa nhau, không còn mỗi ngày cùng nhau tới lớp nhưng em tin dù chúng em có xa nhau, mỗi người một nơi làm nghề khác nhau thì vẫn luôn nhớ đến nhau và tình bạn giữa chúng em vẫn luôn sâu sắc như bây giờ. 

 

Chào em, em tham khảo gợi ý:

“... Ôi, tình bạn mùa xuân là một bài ca với bao tiếng cười. Vui tình bạn mùa xuân đẹp tựa ngàn hoa xinh tươi…”.

Mỗi khi bài ca ấy vang lên tôi lại cảm thấy rộn lên một niềm vui khó tả. Vì sao ư? Vang, tôi vui vì tôi thấy mình có một tình bạn “mùa xuân”. Người đem lại cho tôi cảm giác ấy chính là Hạnh, người bạn thân thiết của tôi.

Hạnh không xinh cũng chẳng duyên, thế nhưng riêng tôi thấy Hạnh mang một cái gì đó rất riêng, nó tựa như một nét duyên ngầm nào đó. Giữa một rừng người ở sân trường, tôi chỉ cần đứng lên cao một chút là có thể nhận ra ngay Hạnh, chẳng hiểu vì sao. Hạnh luôn giấu đôi mắt của mình dưới đôi kính dầy cộm. Nhưng tôi vẫn có thể nhận ra ngay dưới cặp đít chai ấy là một đôi mắt tròn, to và đen láy.

Tuy có vẻ bề ngoài không có gì là nổi bật nhưng ngược lại thành tích học tập và hoạt động của bạn ấy thì không thể không chú ý tới. Tiểu học, Hạnh là một Liên đội trưởng khá năng nổ. Lên THCS, bạn tiếp tục là một cán bộ liên đội mẫn cán, là một Chi đội trưởng đa tài. Mọi hoạt động của lớp từ tổ chức những buổi Đại hội Chi đội, Hội nghị về gương học tốt, đến những cuộc thảo luận hay tìm hiểu nho nhỏ,... đều có công sắp xếp của Hạnh. Đã thế, Hạnh còn là một học sinh giỏi, chưa bao giờ Hạnh để lại vị trí trong top ten đầu lớp về học tập, kể cả về đạo đức và lao động cho ai. Tuy vậy nhưng chưa bao giờ Hạnh tỏ ra kiêu căng hay khinh thường các bạn kém hơn. Với chính mình Hạnh cũng chưa từng một lần dễ dãi cho qua, dù là một chi tiết nhỏ. Có lẽ bởi vậy nên các bạn trong lớp không ai ghét Hạnh dù đôi lúc bạn ấy khá nghiêm khắc. Hồi học lớp 6 tôi chưa hề có một tình cảm gì với bạn thậm chí có lúc còn ghét bạn ấy bởi sự quy củ của bạn.

Thế nhưng đã có một chuyện xảy ra… Hôm đó, tôi đang đạp xe đi ra siêu thị mua vài thứ, bỗng nhiên có một chiếc xe đi ngược chiều lao rất nhanh vào tôi. Vì đang là khúc quanh nên tôi không tránh kịp. Cả hai xe đều bị đổ, sau khi hoàn hồn, theo thói quen tôi chống tay xuống đất định đứng lên thì thấy đau nhói. Thì ra chiếc vòng đá tôi đeo đã vỡ ra và một trong những mảnh vỡ đã bị trẹo, có lẽ do va vào vỉa hè, còn tay và mặt thì cũng bị xây xát ít nhiều. Người đâm vào tôi thấy vậy vội vã lao lên xe phóng đi. Quãng đường này vốn vắng, bây giờ là giữa trưa thì lại càng vắng hơn. Trong khi tôi đang cố gắng lồm cồm bò dậy thì thấy trước mặt tôi là bàn tay quen quen.  Tôi ngước lên và thấy ánh mắt của Chi đội trưởng đang chăm chú nhìn tôi. Tôi nghĩ là thế nào cũng bị đưa ra kiểm điểm trước lớp vì đi xe không cẩn thận dù tôi không có lỗi. Bất đắc dĩ tôi phải nhờ Hạnh đỡ đứng dậy. Hạnh khẽ dìu tôi lên xe đạp rồi đưa cả người và xe về nhà mình. Hạnh từ từ đỡ tôi ngồi xuống ghế rồi băng bó nhẹ nhàng và khéo léo tựa như một y tá lành nghề. Riêng cái chân bị trẹo có gây chút khó khăn cho Hạnh nhưng rồi cũng xong. Trong suốt thời gian chăm sóc mấy vết thương của tôi Hạnh không hề đả động gì đến vụ đâm xe mà chỉ hỏi vài câu như “Có đau lắm không?” hay “Như vậy ổn chưa?”. Lát sau Hạnh hỏi số điện thoại bố mẹ tôi rồi đi vào nhà trong. Tôi cứ đinh ninh rằng Hạnh sẽ nói tôi bị đụng xe do không cẩn thận hay một lỗi nào đó. Nhưng không, qua những gì tôi được nghe thì Hạnh nói năng rất điềm tĩnh lễ phép với bố mẹ tôi rằng tôi bị đụng xe nhưng giờ đã ổn, bố mẹ cứ yên tâm. Đoạn cuối tôi không nghe rõ nhưng được Hạnh ra báo lại: độ nửa tiếng nữa bố tôi sẽ đến đón. Bạn ấy nhẹ nhàng kéo chiếc ghế ra ngồi đối diện tôi rồi ngỏ ý muốn muốn nghe rõ ràng câu chuyện vừa rồi. Cách ăn nói khéo léo của Hạnh đã xóa tan một hình ảnh Chi đội trưởng đang hỏi tội một học sinh vi phạm mà chỉ để lại trong tôi một cô bạn đang lắng nghe và chia sẻ với tôi câu chuyện vừa xảy ra. Bất chợt, tôi nhận ra Hạnh không khó ưa, cứng nhắc như mọi người nghĩ mà là một con người dịu dàng, dễ mến và rất biết cảm thông. Lát sau, bố mẹ tôi đến đón và đưa tôi vào bệnh viện mà không hề mắng tôi một tẹo nào, tôi cảm thấy vô cùng khâm phục tài thuyết phục của Hạnh. 

Bây giờ tôi đã thân thiết với Hạnh vô cùng. Nhiều người thắc mắc tại sao hai đứa mang hai tính cách trái ngược nhau nhưng chúng tôi lại có thể thân thiết được. Hạnh thì hiền lành, tôi thì nghịch ngợm. Hạnh thì quy củ, tôi thì hành động theo cảm tính… Nói chung là trái ngược nhau. Thế nhưng chúng tôi vẫn vui vẻ như hai cục nam châm trái ngược luôn hướng về nhau.

Quen Hạnh, thân thiết với Hạnh, tôi cũng dần dần thay đổi. Tôi bớt nóng nảy, cục tính mà dần điềm đạm, biết suy nghĩ hơn. Phải nói, tôi vừa coi Hạnh là một người bạn thân, vừa xem Hạnh như một tấm gương sáng mà tôi còn noi theo. Có lẽ nhờ vậy tôi ngày một tiến bộ hơn cả trong học tập và kỉ luật. Tôi đối xử với bạn bè cũng vui vẻ và hòa nhã hơn. Rất cảm ơn cô bạn thân của tôi!

Bây giờ chúng tôi mới học lớp 7, tôi và Hạnh sẽ còn tiếp tục học chung hai năm nữa. Có thể là chúng tôi sẽ không còn thân nhau bằng bây giờ hoặc sẽ xa nhau sớm hơn nhưng trong tôi sẽ luôn còn mãi những hình ảnh và những kỉ niệm của tình bạn này, một tình bạn đẹp của tuổi học trò.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng khái niệm tục ngữ? A. Là một thể loại văn học dân gian diễn tả đời sống nội tâm của con người. B. Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn đinh, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. C. Là một thể loại văn học dân gian có tác dụng gây cười và phê phán. D. Là một thể văn nghị luận đặc biệt. Câu 2. Câu: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.” thuộc thể loại văn học dân gian nào? A. Thành ngữ B. Tục ngữ C. Ca dao D. Vè Câu 4. Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì? A. Giúp nhân dân lao động chủ động đoán biết được cuộc sống và tương lai của mình. B. Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung túc hơn. C. Giúp nhân dân lao động sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và công việc của mình. D. Là bài học dân gian về khí tượng, là hành trang, là “túi khôn” của nhân dân lao động, giúp họ chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng suất lao động. Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận? A. Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh một cách sinh động. B. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, quan điểm, nhận xét nào đó. C. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. D. Ý kiến, quan điểm, nhận xét nêu nên trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vẫn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa. Câu 6. Câu tục ngữ “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. Phép đối B. Điệp ngữ C. So sánh D. Ẩn dụ Câu 7. Dòng nào dưới đây không phải là đặc điểm hình thức của tục ngữ? Câu 3. Câu nào sau đây là tục ngữ? A. Cò bay thẳng cánh. B. Lên thác xuống ghềnh. C. Một nắng hai sương. D. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen. A. Ngắn gọn B. Thường có vần, nhất là vần chân C. Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung D. Thường là một từ ghép Câu 8. Văn bản nghị luận có đặc diểm cơ bản là: A. dùng phương thức lập luận: bằng lí lẽ và dẫn chứng, người viết trình bày ý kiến thể hiện tư tưởng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về mặt nhận thức. B. dùng phương thức kể nhằm thuật lại sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện nào đó. C. dùng phương thức miêu tả nhằm tái hiện lại sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện nào đó. D. dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua các hình ảnh, nhịp điệu, vần điệu.

2 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước