việc gia tăng dân số nhanh ở việt nam có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống gia đình xã hội ?nêu biện pháp khắc phục? mình cần gấp ạ ai trả lời mình vote 5 sao và cám ơn
2 câu trả lời
-Dan so tang nhanh se gay ra suc ep voi khai thac , bao ve tai nguyen moi truong . Dan so tang nhanh thi taii nguyen thien nhien thi co han dan den viec khai thac su dung cac nguon tai nguyen thien nhien rat bua bai , lang phi lam cho tai nguyen nhanh chon can kiet , moi truong suy thoai o nhiem.
Bien phap khac phuc
-Phai day manh tuyen truyen van dong , giao duc , toan dan thuc hien KHHGD
-Phai tuyen truyen huong dan su dung rong rai cac bien phap y te
-Su phat nghiem tuc voi cac doi tuong khong thuc hien nghiem chinh , chinh sach dan so .
Gia tăng dân số đang tạo những áp lực không nhỏ lên hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, y tế, giáo dục, môi trường, văn minh đô thị và nhà ở. Những áp lực rất lớn này thấy rõ ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…
Ðường Lê Văn Lương (Hà Nội) thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. Ảnh: Mỹ Hà
Số dân Việt Nam hiện khoảng 97 triệu người, là nước đông dân thứ 14 trên thế giới. Tổng diện tích đất hơn 310 nghìn km2, mật độ dân số của Việt Nam là 313 người/km2 cao nhất trong khu vực. Tính đến cuối năm 2018, Hà Nội có khoảng 7,8 triệu người, trong đó, có gần 1,5 triệu người tạm trú. Theo dự báo của Viện Dân số và Các vấn đề xã hội, đến năm 2050, dân số Hà Nội có thể tăng lên khoảng 14 triệu người. Với tốc độ tăng trưởng dân số như vậy, Thủ đô đang phải chịu áp lực rất lớn trên mọi lĩnh vực. Theo Chi cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội, trung bình mỗi năm dân số Thủ đô dự kiến tăng thêm khoảng 200 nghìn người, tương đương một huyện lớn. Dân số Hà Nội trong 5 năm qua tăng thêm 1,3 triệu người, riêng khu vực nội thành tăng 1,2 triệu người, trong đó phần lớn là gia tăng cơ học từ người nhập cư. Nếu không tính người dân các địa phương lân cận đến làm ăn theo mùa vụ và người vãng lai, mật độ dân số trung bình hiện nay của Hà Nội ước khoảng hơn 2.100 người/km2, khu vực trung tâm có mật độ cao hơn. So với Thủ đô của các nước trong khu vực ASEAN thì mật độ dân số của Hà Nội là quá cao.
Cũng giống như Hà Nội, trong 10 năm gần đây, mỗi năm số dân ở TP Hồ Chí Minh tăng bình quân khoảng 170 nghìn người, gần bằng dân số một quận có quy mô nhỏ của thành phố. Theo kết quả tổng hợp sơ bộ, dân số của TP Hồ Chí Minh đến thời điểm đầu năm 2019 là hơn 8,8 triệu người. Trong 10 năm (2009 - 2019), tốc độ tăng dân số bình quân của thành phố là 2,15%/năm.
Bên cạnh áp lực về ùn tắc giao thông mà hằng ngày nhìn thấy được thì việc gia tăng dân số tạo thêm những áp lực rất lớn về y tế, giáo dục, môi trường, văn minh đô thị và nhà ở. Tại hai thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, áp lực này là một bài toán đau đầu của các nhà quản lý. Theo Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), hiện nhu cầu nhà ở xã hội ngày càng nhiều, nhưng nguồn cung đáp ứng không đủ và vẫn còn thiếu hơn 2,1 triệu m2 sàn nhà ở xã hội. Tại các thành phố có lực lượng lao động trẻ đông, dân nhập cư lớn thì nhu cầu nhà ở rất cao. Ðầu năm 2018, số lượng công nhân khu công nghiệp có nhu cầu về chỗ ở khoảng 1,2 triệu người; dự kiến đến năm 2020, sẽ lên tới khoảng ba triệu người.
Ðể giải quyết nhu cầu về nhà ở, nhiều người dân tại các thành phố (nhất là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) phải thuê nhà hoặc “nhảy dù” chiếm dụng đất trống làm nhà ở. Phó Chánh Thanh tra Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh Huỳnh Lê Công Trường cho biết, nơi nào có người dân nhập cư đông là nơi đó nở rộ nhà không phép. Hầu như năm nào các huyện vùng ven TP Hồ Chí Minh cũng xảy ra hàng trăm trường hợp xây dựng không phép. Ngoài ra, giá nhà tăng cũng một phần do nhập cư quá đông. Tại các quận 9, Bình Tân và huyện Bình Chánh, Hóc Môn… trong 10 năm trở lại đây, dân số gia tăng rất nhanh. Ðể giải quyết phần nào nhu cầu về nhà ở, TP Hồ Chí Minh đang triển khai kế hoạch xây dựng 39 dự án nhà ở xã hội với tổng số 44.701 căn hộ. Ðến năm 2020, có thể hoàn thành xây dựng 20 nghìn căn. Hiện ở quận Bình Tân, nơi có số dân nhập cư cao, chính quyền địa phương đã ban hành kế hoạch phát triển và quản lý nhà ở xã hội và trình UBND thành phố phê duyệt tám đồ án quy hoạch trên địa bàn để sớm gỡ khó khăn. Quận cũng đã chuẩn bị quỹ nhà ở phục vụ tái định cư, đồng thời phát triển, cải tạo loại hình nhà ở cho công nhân thuê, đôn đốc chủ đầu tư xây dựng khu lưu trú ở khu công nghiệp Tân Bình mở rộng.
Hà Nội cũng đang có nhiều phương án để giãn dân trong khu vực nội thành. Theo đó, Hà Nội thực hiện Ðồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, năm khu đô thị vệ tinh sẽ hình thành gồm: Sóc Sơn, Xuân Mai, Phú Xuyên, Sơn Tây và Hòa Lạc. Tuy nhiên, năm khu đô thị này hiện mới chỉ trong giai đoạn lập quy hoạch. Ngoài ra, Hà Nội vừa được Chính phủ đồng ý cho xây dựng thêm khu đô thị vệ tinh Ðông Anh theo hướng xây chung cư. Việc triển khai thêm khu đô thị này nhằm giãn dân, giảm tải áp lực nhà ở, giao thông cho khu vực nội đô.
Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 nhằm thu thập thông tin đầy đủ, chính xác thực trạng dân số và nhà ở. Qua đó, sẽ giúp Ðảng, Nhà nước xây dựng được những kế hoạch, chiến lược đúng đắn, xây dựng nền tảng cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước. Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới, kể cả ở nhiều nước công nghiệp phát triển, đều có chính sách và các chương trình phát triển nhà ở xã hội để giải quyết nhu cầu nhà ở cho đối tượng thu nhập thấp, người nhập cư. Phổ biến nhất là hình thức thuê nhà ở xã hội, đây là cách làm hay có thể áp dụng ở nước ta trong giải quyết bài toán nhà ở.