Vì sao niu iooc, luân đôn, tôkio, là các trung tâm dịch vụ lớn nhất thế giới hiện nay?? ( giúp e vs ạ)

2 câu trả lời

New York (NY) (/nuː ˈjɔrk/ (trợ giúp·thông tin)), tên chính thức là thành phố New York (tiếng Anh: City of New York hay New York City (NYC)), là thành phố đông dân nhất tại Hoa Kỳ và trung tâm của Vùng đô thị New York, một trong những vùng đô thị đông dân nhất trên thế giới. Với vai trò là một thành phố toàn cầu tiên phong, New York có một tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đối với thương mại, tài chính, văn hóa, thời trang và giải trí toàn cầu. Là nơi Liên Hiệp Quốc đặt tổng hành dinh nên nó cũng là một trung tâm quan trọng về các vấn đề quốc tế. Thành phố thường được gọi là New York City (Thành phố New York) để phân biệt với tiểu bang New York.

Nằm trên một bến cảng tự nhiên lớn thuộc duyên hải Đại Tây Dương của Đông Bắc Hoa Kỳ, thành phố gồm có năm quận: The Bronx, Brooklyn, Manhattan, Queens, và Đảo Staten. Dân số thành phố được ước tính vào năm 2017 là 8,622,698 người[2] với một diện tích đất là 789,4 km² (304,8 mi²).[3][4][5] Dân số Vùng đô thị New York được ước tính là 20,320,876 trên diện tích 17.405 km² (6.720 dặm vuông Anh) [6]. Đây cũng là vùng đô thị đông dân nhất Hoa Kỳ.

New York nổi bật trong số các thành phố Mỹ sử dụng phương tiện giao thông công cộng nhiều nhất. Đa số các phương tiện giao thông này hoạt động 24 tiếng mỗi ngày. Năm 2005, có chừng 170 ngôn ngữ được nói trong thành phố và khoảng 36% cư dân của thành phố được sinh ra bên ngoài Hoa Kỳ.[7][8] Thành phố đôi khi còn được gọi là "Thành phố không bao giờ ngủ" hay có những biệt danh khác như "Gotham"[9] và "Quả táo lớn".[10]

New York được người Hà Lan thành lập như một trạm mậu dịch thương mại vào năm 1624. Vùng định cư này lúc đó từng được gọi là Tân Amsterdam cho đến năm 1664 khi thuộc địa này bị Vương quốc Anh kiểm soát.[11] New York làm thủ đô của Hoa Kỳ từ năm 1785 đến năm 1790.[12] Nó là thành phố lớn nhất của Hoa Kỳ kể từ năm 1790.[13]

Nhiều khu dân cư và danh lam thắng cảnh của thành phố trở nên nổi tiếng trên thế giới. Tượng Nữ thần Tự do đã chào đón hàng triệu di dân khi họ đến Mỹ vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Phố Wall, trong vùng Hạ Manhattan, là một trung tâm tài chính quốc tế bề thế kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai và là nơi có Thị trường Chứng khoán New York. Thành phố cũng là nơi có nhiều tòa nhà nằm trong số những tòa nhà cao nhất trên thế giới, trong đó có Tòa nhà Empire State và tháp đôi của cựu Trung tâm Thương mại Thế giới.

New York là nơi sản sinh ra nhiều phong trào văn hóa trong số đó có Phục hưng Harlem thuộc lĩnh vực văn chương và mỹ thuật, chủ nghĩa trừu tượng biểu hiện thuộc lĩnh vực hội họa, và hip hop,[14] punk,[15] salsa, disco  Tin Pan Alley thuộc lĩnh vực âm nhạc. Thành phố còn là một trung tâm của nghệ thuật sân khấu, nơi có nhà hát Broadway.

Tokyo (Nhật東京都とうきょうと (Đông Kinh đô) Hepburn: Tōkyō-to?nghe (trợ giúp·thông tin))  thủ đô không chính thức và cũng là một trong 47 tỉnh của Nhật Bản, nằm ở phía đông của đảo chính Honshū. Không chỉ là một đô thị riêng lẻ, Tokyo ngày nay còn là trung tâm của Vùng thủ đô Tōkyō. Trung tâm hành chính của Tokyo đặt ở khu Shinjuku. Vùng đô thị Tokyo là vùng đô thị đông dân nhất thế giới với dân số từ 35-39 triệu người (tùy theo cách định nghĩa) và là vùng đô thị có GDP cao nhất thế giới với GDP 1.479 tỷ đô la Mỹ theo sức mua tương đương vào năm 2008[3].

Tokyo là một phần của khu vực Kantō ở phía đông nam của đảo chính Honshu của Nhật Bản, và bao gồm Quần đảo Izu  Quần đảo Ogasawara. Tokyo trước đây được đặt tên là Edo khi Shōgun Tokugawa Ieyasu biến thành phố thành trụ sở của mình vào năm 1603. Nó trở thành thủ đô sau khi thiên hoàng Minh Trị chuyển kinh đô của ông đến đây từ Kyoto vào năm 1868; lúc đó Edo được đổi tên thành Tokyo. Thủ đô Tokyo được hình thành vào năm 1943 từ sự sáp nhập của quận Tokyo cũ (府 Tōkyō-fu) và thành phố Tokyo (市 Tōkyō-shi). Tokyo thường được gọi là một thành phố nhưng được chính thức biết đến và cai trị như một "quận đô thị", khác biệt và kết hợp các yếu tố của một thành phố và một quận, một nét đặc trưng của Tokyo.

Tokyo đứng đầu về Chỉ số sức mạnh kinh tế toàn cầu và thứ ba về Chỉ số thành phố toàn cầu. Năm 2014, Khảo sát Thành phố Toàn cầu của TripAdvisor đã xếp hạng Tokyo trong hạng mục "Trải nghiệm tổng thể tốt nhất" (thành phố này cũng đứng đầu trong các loại sau: "sự hữu ích của người dân địa phương", "Cuộc sống về đêm", "mua sắm", "giao thông công cộng địa phương" và "sự sạch sẽ của đường phố"). Theo năm 2015, Tokyo được xếp hạng là thành phố đắt đỏ thứ 11 đối với người nước ngoài, theo công ty tư vấn Mercer, và cũng là thành phố đắt đỏ thứ 11 trên thế giới theo khảo sát chi phí sinh hoạt của Tổ chức Tình báo Kinh tế. Năm 2015, Tokyo được tạp chí Monocle bình chọn là Thành phố đáng sống nhất thế giới. Tokyo được xếp hạng đầu tiên trong số sáu mươi thành phố trong Chỉ số Thành phố An toàn 2017. Các thành phố sinh viên tốt nhất của QS đã xếp hạng Tokyo là thành phố tốt thứ 3 trên thế giới để trở thành sinh viên đại học năm 2016 và thứ 2 năm 2018. Tokyo đã tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1964, Hội nghị G7 năm 1979, Hội nghị G7 năm 1986 và Hội nghị G7 năm 1993 và sẽ tổ chức World Cup bóng bầu dục 2019, Thế vận hội Mùa hè 2020 và Paralympic Mùa hè 2020.

Tokyo được Saskia Sassen mô tả là một trong 3 "trung tâm chỉ huy" của nền kinh tế thế giới, cùng với Luân Đôn  Thành phố New York[4]. Thành phố này được xem là một thành phố toàn cầu hạng alpha+, theo xếp hạng do GaWC kiểm kê năm 2008. Tokyo là nơi có cơ quan đầu não của Chính phủ Nhật Bản, Hoàng cung Nhật Bản và là nơi cư ngụ của Hoàng gia Nhật Bản.

Luân Đôn (âm Hán Việt của 倫敦, tiếng Anh: London; phát âm tiếng Anh: /ˈlʌndən/) là thủ đô của Anh và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, đồng thời là thành phố lớn nhất Vương quốc Liên hiệp Anh và cũng là khu vực đô thị rộng thứ hai về diện tích trong Liên minh châu Âu (EU). Luân Đôn được người La Mã lập ra 2000 năm trước đây với tên gọi đầu tiên là Londinium (Luân Đôn thuộc La Mã).[1] Trung tâm chính từ xa xưa của Luân Đôn là Thành phố Luân Đôn, hiện vẫn giữ được ranh giới rộng hàng dặm vuông từ thời Trung Cổ trên quy mô lớn. Sớm nhất cũng từ thế kỷ 19, tên gọi "Luân Đôn" mới được biết đến như một đô thị lớn phát triển quanh trung tâm chính.[2] Sự sáp nhập của những vùng đô thị liên hoàn tạo thành vùng Luân Đôn[3] và vùng hành chính Đại Luân Đôn,[4][note 1] do thị trưởng Luân Đôn và Hội đồng Luân Đôn điều hành thông qua đắc cử.[5]

Luân Đôn là một thành phố toàn cầu, cùng với Thành phố New York là hai trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới.[6][7][8] và có GDP thành phố lớn nhất châu Âu.[9] Trụ sở của hầu hết 100 công ty hàng đầu Vương quốc Anh và hơn 100/500 công ty lớn nhất châu Âu nằm tại trung tâm Luân Đôn. Sự ảnh hưởng của Luân Đôn đối với chính trị, tài chính, giáo dục, giải trí, truyền thông, thời trang, nghệ thuật và văn hóa đã mang lại vị thế thành phố toàn cầu cho Luân Đôn. Đây là một điểm đến du lịch lớn đối với du khách nội địa và quốc tế. Luân Đôn đã đăng cai Thế vận hội Mùa hè 1908 và Thế vận hội Mùa hè 1948 và Thế vận hội Mùa hè 2012.[10] Luân Đôn có 4 di sản thế giới: Tháp Luân Đôn; Vườn thực vật Hoàng gia, Kew; khu vực bao gồm Cung điện Westminster, Westminster Abbey và Giáo đường St. Margaret; khu định cư lịch sử Greenwich (trong đó có Đài thiên văn Hoàng gia đánh dấu kinh tuyến 0° (Greenwich Meridian) và giờ trung bình Greenwich (GMT).[11]. Các địa danh nổi tiếng khác bao gồm Cung điện Buckingham, London Eye, Rạp xiếc Piccadilly, Nhà thờ St Paul, Cầu Tháp Luân Đôn, Quảng trường Trafalgar, The Shard và Bảo tàng Anh. London Underground là mạng lưới tàu điện ngầm lâu đời nhất trên thế giới.

Luân Đôn có thành phần dân tộc, văn hóa, tôn giáo đa dạng, có hơn 300 ngôn ngữ được sử dụng.[12] Tại thời điểm tháng 7 năm 2016, thành phố có dân số chính thức là 8,787,892 người trong Đại Luân Đôn [13], khiến nó là đô thị đông dân nhất Liên minh châu Âu.[14] Vùng đô thị Đại Luân Đôn (Greater London Urban Area) (vùng đô thị lớn thứ hai ở châu Âu) có dân số 9,787,426 [15]. Còn vùng đô thị Luân Đôn lớn nhất châu Âu với dân số 14,040,163 người vào năm 2016 [16]. Thống kê cho thấy chưa đến 70% dân số Luân Đôn là người da trắng, điều này cho thấy Luân Đôn có tính quốc tế cao.[17] Hệ thống tàu điện ngầm Luân Đôn do Cục vân tải Luân Đôn (Transport for London) quản lý, là hệ thống tàu điện ngầm cổ nhất thế giới.[18] Sân bay Heathrow London là sân bay bận rộn nhất thế giới theo lượt khách quốc tế[19] với không gian hàng không tấp nập hơn bất cứ trung tâm đô thị nào trên thế giới.[20]

Bảng xếp hạng “Global Financial Centres Index” này được Z/Yen nghiên cứu và công bố 2 lần mỗi năm, với sự tài trợ của tổ chức Qatar Financial Centre Authority. Năm 2016 này, đã có 2.520 chuyên gia về dịch vụ tài chính hàng đầu ở khắp các châu lục tham gia cuộc bầu chọn - khảo sát. 86 thành phố toàn cầu nổi tiếng được đánh giá trên thang 1.000 điểm, dựa trên rất nhiều yếu tố như nhân tố cạnh tranh, số lượng nhân công lành nghề, các biện pháp chống tham nhũng và bình ổn chính trị, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh doanh công bằng, chất lượng cuộc sống, chính sách thuế…

Dưới đây là 10 trung tâm tài chính đứng đầu danh sách năm nay. Trong số này có đến 5 thành phố của khu vực Bắc Mỹ.

1- London

Thủ đô Vương quốc Anh giữ vững ngôi vị Trung tâm tài chính lớn nhất hành tinh, tăng 4 điểm so với năm ngoái đạt 800 điểm. Nơi đây đã trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu của châu Âu và cả thế giới từ thế kỷ 19. Pháp luật quốc tế về kinh doanh bằng Tiếng Anh được áp dụng rộng rãi cho tài chính quốc tế, với rất nhiều dịch vụ luật học được cung cấp tại London. Sang thế kỷ 21, London tiếp tục duy trì vị trí tối quan trọng của mình trong nền kinh tế toàn cầu, đạt thặng dư thương mại lớn nhất về các dịch vụ tài chính trên khắp thế giới.

Thủ đô của “xứ sở sương mờ” là trung tâm lớn nhất của các thị trường phái sinh, thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ và ngân hàng cho vay quốc tế. Ngân hàng Trung ương Vương quốc Anh (Bank of England) và Cơ quan Ngân hàng châu Âu (European Banking Authority) đều đặt tại đây từ ngày đầu. Năm nay, nhiều chuyên gia đang lo ngại khả năng Anh rời khỏi Liên minh châu Âu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của London.

2- New York

Quê hương của Wall Street tiếp tục đứng thứ nhì với 792 điểm, tăng 4 điểm so với lần xếp hạng trước. Từ giữa thế kỷ 20, New York City đã trở thành trung tâm tài chính hàng đầu Bắc Mỹ và thế giới. Năm nay, nơi đây vẫn là trung tâm lớn nhất trên thị trường cổ phiếu và thị trường vốn nợ, nhờ kinh tế Hoa Kỳ vẫn giữ vững ngôi số 1 hành tinh. NYSE và NASDAQ là 2 sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất toàn cầu đều hiện diện tại Wall Street.

New York cũng là nơi xảy ra hàng loạt thương vụ M&A đình đám, là nơi đóng trụ sở của nhiều quỹ phòng hộ, quỹ quản lý rủi ro, tập đoàn bảo hiểm, ngân hàng đầu tư… có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế Mỹ. Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York lớn nhất trong hệ thống của Cục Dữ trữ Liên bang Hoa Kỳ, chuyên đưa ra các quy định về tài chính cũng như chính sách tiền tệ quốc gia, gây ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế cả thế giới.

3- Singapore

Quốc đảo nhỏ bé vùng Đông Nam Á tăng 5 điểm, đạt 755 điểm và soán vị trí thứ 3 của Hong Kong. Từ một đất nước không hề có tài nguyên thiên nhiên, chỉ sau vài chục năm Singapore đã trở thành một cường quốc kinh tế hàng đầu châu Á, đạt thu nhập GDP bình quân đầu người trong top 10 thế giới. Đất nước dân chủ và tuyệt đối nói không với nạn tham nhũng, nền kinh tế đa dạng hóa với chính sách thu hút người tài từ tứ xứ đến cống hiến, Singapore đã nhanh chóng trở thành một trung tâm tài chính dẫn đầu châu Á.

Quốc đảo này là trung tâm lớn nhất trong châu lục về ngoại hối và kinh doanh hàng hóa, cũng là “trái tim” cho các hoạt động quản lý tài sản. Theo Cơ quan Tiền tệ của Singapore, giá trị tài sản ngành công nghiệp quản lý quỹ tại đây đang quản lý đã tăng 30%, đạt 2,36 nghìn tỷ SGD (1,75 nghìn tỷ USD) trong năm qua. Ngoài ra, vị trí giao thương thuận lợi của Singapore đã khiến nơi đây trở thành một trong những cảng biển bận rộn nhất toàn cầu.

4- Hong Kong

Đặc khu kinh tế Hong Kong giảm 2 điểm, đạt 753/1000 điểm và chính thức bị tụt xuống vị trí thứ 4. Từ hàng chục năm nay, quốc gia này có mối liên kết chặt chẽ về mặt tài chính với London và New York. Hệ thống luật pháp cơ bản của Hong Kong được xây dựng dựa trên luật của Vương quốc Anh. Nơi đây được coi là nền kinh tế tự do nhất thế giới, với hàng loạt chính sách ưu đãi của chính phủ dành cho doanh nghiệp như thuế suất thấp, thủ tục hành chính đơn giản…

Theo Cơ quan “Securities and Futures Commission” của Hong Kong, giá trị tài sản ngành công nghiệp quản lý quỹ tại đây đang quản lý đạt kỷ lục 17,7 nghìn tỷ HKD (2,3 nghìn tỷ USD) trong năm 2014. Với tầm quan trọng của mình, quốc gia này đã thu hút sự hiện diện của hầu hết 100 ngân hàng lớn nhất toàn cầu.

5- Tokyo

Thủ đô của “đất nước mặt trời mọc” tăng được 3 điểm so với năm trước, đạt 728 điểm và giữ vững 1 vị trí trong top 5 của “Global Financial Centres Index”. Tokyo nổi lên như một trong những trung tâm tài chính lớn nhất trong khu vực từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước, sau khi hồi phục từ những cú sốc của thảm họa động đất và chiến tranh Thế giới II. Thành phố này vẫn đang duy trì mối liên kết khăng khít về tài chính với London và New York.

Với dân số 37,8 triệu người, Tokyo Metropolis là khu đô thị đông dân nhất thế giới. Nơi đây nổi tiếng với hệ thống giao thông công cộng hiện đại và thuận tiện, cùng hàng chục các cơ quan thông tấn, nhà đài. Thời gian gần đây, Tokyo đã xây mới rất nhiều tòa nhà văn phòng chọc trời kiên cố, chính phủ cũng liên tục khuyến khích sử dụng tiếng Anh trong ngành dịch vụ và nhà hàng. Năm qua, thành phố này được tạp chí Monocle xếp hạng là “Nơi sống lý tưởng nhất” trên toàn cầu.

6- Zurich

Thành phố rộng lớn nhất của Thụy Sĩ đạt 714/1000 điểm, giảm 1 điểm so bảng xếp hạng năm ngoái. Hãng tư vấn Mercer nhiều năm nay luôn xếp Zurich là thành phố có chất lượng sống tốt nhất hành tinh, cùng mức thuế thấp cho doanh nghiệp. Nơi đây là trung tâm hàng đầu thế giới về ngân hàng và quản lý tài sản. Hầu hết các nhà băng của đất nước này đều đặt trụ sở chính tại Zurich, cùng sự hiện diện của rất nhiều “đại gia” ngân hàng từ quốc tế.

10 trong số 50 công ty lớn nhất thế giới cũng đang đặt trụ sở chính ở đây, như ABB, UBS, Credit Suisse, Swiss Re và Zürich Financial Services. Sàn giao dịch chứng khoán Thụy Sĩ đặt tại Zurich là sàn chứng khoán lớn thứ 4 toàn cầu. Ngoài ra, do Thụy Sĩ không phải là thành viên Liên minh châu Âu, Zurich cũng không cần trực tiếp tuân theo các luật định của EU.

7- Washington DC

Năm ngoái đứng cuối trong top 10, sang 2016 này thủ đô Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tuy chỉ tăng 1 điểm đạt 712/1000, nhưng tăng tới 3 bậc trong danh sách của Z/Yen Group. Là trung tâm chính trị của quốc gia, Washington có tới 176 đại sứ quán quốc tế, là trụ sở

Thành phố này cũng là trung tâm tài chính lớn thứ nhì của nước Mỹ, có trụ sở chính của những tổ chức tài chính hàng đầu thế giới như Ngân hàng Thế giới (World Bank), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng phát triển Liên Mỹ (IDB).

8- San Francisco

Với chỉ 1 điểm thấp hơn thủ đô, thành phố San Francisco đứng hạng 8, tăng 1 bậc so với 2015. “The City by the Bay” có mật độ dân cư đông thứ nhì trong số các thành phố của Hoa Kỳ, chỉ sau New York City. Nơi đây nổi tiếng với các dịch vụ chuyên nghiệp trong lĩnh vực tài chính, du lịch và đặc biệt là công nghệ. Với “cuộc đổ xô đi tìm vàng” hồi đầu thế kỷ 20 ở California, San Francisco trở thành trung tâm tài chính và ngân hàng của Bờ Tây. Phố Montgomery Street được gọi là “Wall Street of the West”.

San Francisco được trên 30 tổ chức tài chính quốc tế, 6 công ty trong danh sách Fortune 500 cùng ngân hàng Wells Fargo đặt trụ sở chính. Rất nhiều tập đoàn tài chính lớn, nhà băng đa quốc gia, các quỹ đầu cơ mạo hiểm đều có trụ sở trong thành phố. Nơi đây cũng nổi tiếng với sự có mặt của “Thung lũng Silicon”, là “tâm chấn” trong cả thời kỳ bùng nổ bong bóng dotcom internet hồi thập kỷ 90, và sau này là mạng xã hội hồi cuối những năm 2000.

9- Boston

Tuy không thay đổi điểm số, nhưng 709 điểm là đủ để đưa thủ phủ của bang Massachusetts tăng tới 3 bậc trong bảng xếp hạng “Global Financial Centres Index 2016”. Là một trong những thành phố lâu đời nhất của Hoa Kỳ, nơi đây luôn nằm trong số “thành phố đáng sống nhất thế giới” dù có chi phí cực kỳ đắt đỏ. Nền kinh tế của Boston nổi tiếng với các ngành dịch vụ tài chính, giáo dục, công nghệ thông tin và y tế.

Trung tâm tài chính Boston nổi lên là một thế lực hàng đầu của Hoa Kỳ nhờ sự có mặt của các quỹ tương hỗ (Mutual fund), quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital) và hoạt động bảo hiểm. Thành phố là nơi đặt trụ sở chính của quỹ đầu tư nổi tiếng Fidelity Investments, ngân hàng Santander Bank, công ty quản lý tài sản State Street Corporation cũng là hãng tài chính lâu đời thứ nhì của Mỹ…

10- Toronto

Giảm 7 điểm so với 2015, Toronto chỉ còn 707 điểm và bị tụt 2 bậc, đứng cuối trong bảng xếp hạng 10 Trung tâm Tài chính hàng đầu thế giới. Đây là thành phố đông dân nhất của Canada và đông thứ 4 Bắc Mỹ. Được coi là “thủ đô tài chính của Canada”, nơi đây trở thành một trong những trung tâm tài chính, kinh doanh, bảo hiểm phát triển nhanh nhất kể từ sau cuộc Đại suy thoái cuối những năm 2000, nhờ sự vững vàng của hệ thống ngân hàng Canada.

Toàn bộ “Big Five” – 5 nhà băng lớn nhất thống trị ngành công nghiệp ngân hàng của quốc gia này đều đặt trụ sở hoạt động ở Toronto. Hầu hết các tổ chức, tập đoàn tài chính, trụ sở chính ngân hàng và công ty môi giới, bảo hiểm đều tập trung dọc Bay Street, quận Financial District. Đây cũng là nơi “đóng đô” của sàn chứng khoán Toronto – sàn giao dịch lớn thứ 7 thế giới tính theo vốn hóa thị trường./.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm