Vì sao nhiều cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày thì bị chết? Vì sao một số cây thường xuyên sống trong nước như cây đước lại có rễ mọc ngược, nhô lên khỏi mặt đất?
2 câu trả lời
Đáp án:
- Khi đất bị ngập nước, ôxi trong không khí không thể khuếch tán vào đất, rễ cây không thể lấy oxi để hô hấp. Nếu như quá trình ngập úng kéo dài, sẽ gây ra hiện tượng hô hấp kị khí sinh ra các chất độc hại đối với tế bào lông hút, các lông hút trên rễ sẽ bị chết, rễ bị thối hỏng, không còn lấy được nước và các chất dinh dưỡng cho cây, làm cho cây bị chết.
- Vì rễ của các cây này có các bộ phận như vòi hút không khí nó mọc ngược lên trên, vì vậy dù nước có ngập thì chúng vẫn lấy được oxy cung cấp cho cây.
Đặc biệt rễ cây đước thì nó mọc rất là cao, có khi giữa thân cây vẫn có rễ cắm vào đầm... vậy cho nên nó vẫn lấy oxy được.
*Cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết bởi vì:
- Khi đất bị ngập, lượng Oxi trong đất không đủ để cho rễ hô hấp, cây không hút được nước và muối khoảng.
- Mặt khác, khi thiếu Oxi, quá trình hô hấp kị khí ở rễ sẽ diễn ra, hình thức này tạo ra rất ít năng lượng, và một lượng lớn chất độc hại sinh ra làm chết tế bào lông hút.
- Hai lí do trên làm cho rễ không hút được nước, trong khi quá trình thoát hơi nước vẫn xảy ra, nên cây bị héo và chết. Hiện tượng này gọi là hạn sinh lí. (môi trường không thiếu nước nhưng cây không hút được)
*Dựa vào cơ chế trên, nếu đất ngập nước lâu ngày, rễ không hô hấp được thì lâu dần cây sẽ chết. Vì vậy một số loài cây thích nghi với điều kiện sống ngập nước có rễ mọc ngược, nhô lên khỏi mặt đất để lấy không khí cung cấp cho quá trình hô hấp của rễ, giúp cho rễ cây có thể hô hấp để tồn tại được.