* Vận dụng thấp Câu 1: Giải thích được mối liên hệ sự phân bố dân cư và điều kiện tự nhiên? Câu 2: Giải thích được tại sao phải khai thác đi đôi với bảo vệ rừng. Câu 3: Thực trạng rừng A-ma-dôn năm 2019 và điều gì xảy ra khi rừng A-ma-dôn biến mất? Suy nghĩ của em về vấn đề bảo vệ rừng? Câu 4: Những vấn đề nảy sinh do đô thị hóa tự phát gây ra. Câu 5: Liên hệ thực trạng rừng ở VN.
1 câu trả lời
Câu 1:Vùng đông dân hoặc thưa dân là kết quả tác động tổng hợp của nhiều nhân tố:
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Lịch sử định cư, khai thác lãnh thổ (d/c)
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Trung du và miền núi có nhiều tài nguyên thiên nhiên những dân cư thưa thớt, lao động thiếu, trình độ thấp. Vì vậy hạn chế sự phát triển kinh tế xã hội của vùng.
- Ở các vùng đồng bằng, đất chật người đông, trong khi đó dân cư đông, lao động dồi dào đã gây sức ép mạnh mẽ đến môi trường, sự phát triển kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp, trong đó có vấn đề việc làm.
Câu 2:
* Chúng ta vừa khai thác vừa phải bảo vệ rừng vì:
Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, chế độ mưa theo mùa, nếu khai thác không đi đôi với trồng rừng sẽ làm cho tài nguyên rừng bị giảm sút, gây mất cân bằng sinh thái, làm cho môi trường suy thoái, ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác (nông nghiệp, công nghiệp, chế biến lâm sản, thủy điện…) và dân sinh.Nếu chỉ khai thác thì tài nguyên rừng sẽ cạn kiệt,dẫn đến những hậu quả nặng nề nên phải đi đôi với bảo vệ.
Câu 3:
- Lượng mưa mất ổn định
- Hạn hán nhiều hơn
- Khí nhà kính tăng lên
- Lũ lụt nhiều hơn
- Mất đa dạng sinh học
- Làm giảm khả năng điều trị y học
- Các trận cháy rừng lớn và kéo dài hơn
- Nhiều người nghèo đói hơn( Vì Rừng Amazon không chỉ là nơi sinh sống của các loài động, thực vật mà còn là nhà của nhiều người có sinh kế phụ thuộc vào rừng.)
Suy nghĩ của em về vấn đề bảo vệ rừng:
+ Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản,…
+ Rừng thu hút khách du lịch sinh thái.
+ Chứng minh rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.
+ Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
+ Rừng đã cùng con người đánh giặc.
+ Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái. Sự phá phách của voi dữ Tánh Linh là một ví dụ.
+ Rừng là lá phổi xanh. Chỉ riêng hình ảnh lá phổi cũng đã nói lên sự quan trọng vô cùng của rừng với cuộc sống con người.
=> rừng là những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người.
Câu 4:
-Nạn thất nghiệp, thiếu việc làm
-Các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều
-Mất An ninh, trật tự xã hội…
Câu 5:
Chỉ trong hơn 5 năm từ 2012 – 2017, diện tích rừng tự nhiên đã bị mất do chặt phá rừng trái pháp luật mất chiếm 11%, 89% còn lại là do chuyển mục đích sử dụng rừng tại những dự án được duyệt.
Tính đến tháng 09/2017, diện tích rừng bị chặt phá là 155,68 ha và 5364,85 ha diện tích rừng bị cháy.
Thực tế, diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam đang ngày càng suy giảm nhanh với tốc độ chóng mặt. Nhất là độ che phủ rừng ở khu vực miền Trung. Độ che phủ rừng ở nước ta hiện còn chưa đến 40%, diện tích rừng nguyên sinh còn khoảng 10%.