Vận dụng những kiến thức đã học để chứng minh Nhật Bản không được thiên nhiên ưu đãi nhưng vẫn là nước có nền kinh tế phát triển? Từ đó, rút ra những bài học để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
1 câu trả lời
Việt Nam chúng ta đang đứng trước một khúc ngoặt lịch sử. Theo dõi những
diễn tiến của xã hội Việt Nam, đặc biệt trong những năm gần đây, chúng tôi thật
sự lo âu về tương lai của đất nước. Bản ý kiến này không nêu lại những thành
tựu Việt Nam đã đạt được, mà tập trung vào vấn đề nội lực Việt Nam đang suy
yếu: Kinh tế bấp bênh, giáo dục và y tế xuống cấp, khoa học và công nghệ non
yếu, đạo đức xã hội suy thoái, tham nhũng tràn lan, bộ máy nhà nước nhiều bất
cập. Trong lúc đó, kinh tế ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc và đe dọa về an
ninh từ nước láng giềng phương Bắc ngày càng rõ nét.
Năm 2008 lần đầu tiên thu nhập đầu người của Việt Nam vượt qua ngưỡng
1.000 USD, thoát ra được vị trí của nước thu nhập thấp. Nhưng ta đã mất gần
35 năm kể từ khi đất nước thống nhất, nếu kể từ khi đổi mới cũng gần một thế
hệ mới đạt được thành quả còn khiêm tốn này. Trong cùng thời gian đó, nhiều
nước ở châu Á đã đạt thành quả được cả thế giới ngưỡng mộ. So với các nước
trong vùng và trên thế giới có cùng điều kiện phát triển trước đây, nước ta hiện
nay vẫn còn ở vị trí rất thấp trong hầu hết mọi lĩnh vực, từ kinh tế, giáo dục đến
khoa học. Mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mà
Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra vẫn còn rất xa. Hiện nay chưa có dấu hiệu cho
thấy Việt Nam có thể đạt mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm
2020.
Khi phân tích vấn đề, chúng tôi thấy có hai nguyên nhân sâu xa, liên quan đến
thể chế nói chung, và cơ chế tuyển chọn người lãnh đạo và quản lý nhà nước
nói riêng.
Thứ nhất, thể chế còn thiếu dân chủ. Có thể nói rằng thể chế hiện nay là di sản
của thời chiến tranh, bao cấp và chủ nghĩa xã hội kiểu Lênin-Stalin, với đặc điểm
cơ bản là hạn chế dân chủ, hạn chế tự do tư tưởng, thiếu tinh thần thượng tôn
pháp luật. Hệ quả là xã hội suy giảm tính năng động và hiệu quả, hạn chế sáng
tạo trong khoa học và giáo dục, không chống được suy thoái giá trị đạo đức và
văn hóa, bất công và cách biệt xã hội tăng lên, và không khuyến khích việc sử
dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển. Chế độ tiền
lương bất hợp lí trong cơ chế “xin cho” đã đẩy nhiều công chức vào con đường
tham nhũng, và làm cho nhiều nhà giáo, bác sĩ, nhà khoa học,… không chuyên
tâm với nghề nghiệp và không giữ được đức tính cao đẹp vốn có từ xưa. Hoàn
toàn đáng lo ngại khi thể chế hiện nay đang hạn chế sức mạnh của đất nước và
làm lung lay nền tảng của xã hội.
Thứ hai, là hệ quả của nguyên nhân thứ nhất, trong thành phần lãnh đạo đất
nước chưa có nhiều người tài giỏi, bản lĩnh, chịu trách nhiệm cao và quy tụ được
bên mình những trí thức và cộng sự chân chính. Từ trung ương đến địa phương,
nhiều quan chức thiếu cả năng lực và đạo đức cần thiết. Tình trạng bằng cấp giả
và chạy chức chạy quyền đã trở thành vấn nạn nhức nhối. Việc lợi dụng vị trí
công quyền để trục lợi cá nhân đang là hiện tượng phổ biến ở nhiều cán bộ nhà
nước.
Theo chúng tôi, phải có một cuộc cải cách mang tính cách mạng về thể chế mới
giải quyết được hai vấn đề này. Chúng tôi nghĩ rằng trách nhiệm này trước hết
thuộc về đảng cầm quyền và trên thực tế hiện nay cũng chỉ có Đảng Cộng sản
Việt Nam mới đảm nhận được vai trò này.
Vì vậy, chúng tôi đề nghị Đảng Cộng sản Việt Nam xem xét thực hiện 8 điểm