vận dụng hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đến hô hấp ở thực vật trong việc bảo quản nông sản ? Đây là câu hỏi vận dụng trong ma trân sinh lớp 11 mọi người chooe xin một sô đề inh họa về dạng này với ạ! E cảm ơn nhiều
2 câu trả lời
* Những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đến hô hấp ở thực vật trong việc bảo quản nông sản
- Làm giảm lượng nước: phơi khô, sấy khô, sẽ làm giảm cường độ hô hấp giúp nông sản bảo quản lâu hơn
- Làm giảm nhiệt độ để nông sản nơi thoáng mát, bảo quản trong tủ lạnh kho lạnh sẽ làm giảm cường độ hô hấp giúp nông sản bảo quản lâu hơn
- Tăng nồng độ CO2 gây ức chế hô hấp bằng cách bơm CO2 vào buồng, kho bảo quản.
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
1, Tại sao các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả đều nhằm mụ
đích giảm tối thiểu cường độ hô hấp. Có nên giảm cường độ hô hấp đến 0
không? Vì sao?
* Phải giảm cường độ hô hấp vì:
- Trong trường hợp này hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo
quản, do đó làm giảm số lượng và chất lượng sản phẩm trong quá trình bảo
quản. Hô hấp làm thay đổi thành phần không khí trong môi trường bảo quản:
Khi hô hấp tăng thì O 2
giảm, CO 2
tăng. Khi O 2
giảm quá mức, CO 2
tăng quá
mứcthì hô hấp của đối tượng bảo quản sẽ chuyển sang dạng phân giải kị khí và
đối tượng bảo quản sẽ bị phân hủy nhanh chóng.
- Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản, do đó làm giảm số lượn
và chất lượng trong quá trình bảo quản.
- Hô hấp làm tăng độ ẩm của đối tượng bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô
hấp của đối tượng bảo quản. Ngoài ra việc tăng độ ẩm còn tạo điều kiện thuận
lợi cho vi sinh vật bám trên đối tượng phát triển, vi sinh vật phân giải làm hỏng
sản phẩm
* Không nên giảm cường độ hô hấp đến 0 vì: nếu giảm đến 0 đối tượng bảo
quản sẽ chết (không tốt, nhất là đối với hạt củ giống).
2,Dựa vào kiến thức về hô hấp, mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường, hãy
nêu một số hiện pháp bảo quản nông phẩm. Dựa vào kiến thức về hô hấp và mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường người
ta đã áp dụng các biện pháp bảo quản nhằm ngăn chặn các yếu tố bất lợi cho
hoạt động hô hấp cụ thể
+ Làm giảm lượng nước: phơi khô, sấy khô. VD: Trước khi đưa hạt vào kho, hạt
được phơi khô với độ ẩm khoảng 13 – 16°C tùy theo từng loại hạt.
+ Làm giảm nhiệt độ: để nông sản nơi thoáng mát, bảo quản trong tủ lạnh kho
lạnh. VD: khoai tây ở 4°C, cải bắp ở 1°C, cam chanh ở 6°C, các loại rau khác là
3 – 7°C.
+ Tăng nồng độ CO 2
gây ức chế quang hợp: bơm CO 2
vào buồng, kho bảo quản
Dựa vào đặc điểm hô hấp ở thực vật, hãy nêu cơ sở khoa học của các
phương pháp bảo quản nông sản: bảo quản lạnh, bảo quản khô và bảo quản ở
nồng độ CO2 cao.
Hướng dẫn trả lời:
- Mục đích của bảo quản nông sản là giữ nông sản ít thay đổi về số lượng và
chất lượng. Tuy nhiên quá trình hô hấp của tế bào sẽ làm tiêu hao các phân tử
hữu cơ được tích luỹ trong nông sản nên sẽ làm giảm chất lượng và số lượng
của nông sản.Vì vậy, để bảo quản nông sản thì phải khống chế hô hấp của nông
sản ở mức tối thiểu.
- Cường độ hô hấp tăng hoặc giảm phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm và nồng độ
CO2 có trong môi trường.
- Trong điều kiện nhiệt độ thấp (bảo quản lạnh) thì cường độ hô hấp ở mức thấp.
Nguyên nhân là vì khi nhiệt độ thấp thì độ nhớt của tế bào chất tăng lên, khi
nhiệt độ thấp thì hoạt động của enzym giảm hoặc bị bất hoạt nên cường độ hô
hấp giảm mạnh.
- T'rong điều kiện nông sản khô (bảo quản khô) thì hàm lượng nứơc có trong tế
bào ở mức thấp gây co nguyên sinh tế bào chất nên hoạt động trao đổi chất của
tế bào giảm mạnh làm giảm cường độ hô hấp.
- Trong điều kiện nồng độ CO2 cao thì sẽ ức chế hô hấp nên cường độ hô hấp
thực vật sẽ hạn chế ở mức tối thiểu nên thời gian bảo quản được kéo dài.