VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY 1.Nước được vận chuyển trong thân theo mạch gỗ từ dưới lên, do nguyên nhân nào? A. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước B. Lực liên kết trong dung dịch keo của chất nguyên sinh. C. Lực đẩy của rễ do áp suất rễ. D. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước và lực đẩy của rễ do áp suất rễ 2.Động lực đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác là: A. lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. B. sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ) C. lực đẩy (áp suất rễ). D. lực hút do thoát hơi nước ở lá. 3.Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những loại cây nào? A. Cây bụi thấp và cây thân thảo. B. Cây thân bò. C. Cây thân gỗ. D. Cây thân cột. 3.Quá trình vận chuyển nước qua lớp tế bào sống của rễ và của lá xảy ra nhờ: A. Sự tăng dần áp suất thẩm thấu từ tế bào lông hút đến lớp tế bào sát bó mạch gỗ của rễ và từ lớp tế bào sát bó mạch gỗ của gân lá. B. Lực đẩy bên dưới của rễ, do áp suất rễ. C. Lực đẩy nước của áp suất rễ và lực hút của quá trình thoát hơi nước. D. Lực hút của lá, do thoát hơi nước 4. Úp cây trong chuông thuỷ tinh kín, sau một đêm, ta thấy các giọt nước ứ ra ở mép lá. Đây là hiện tượng A. rỉ nhựa và ứ giọt. B. thoát hợi nước. C. rỉ nhựa. D. ứ giọt. THOÁT HƠI NƯỚC 5.Ở một số cây (cây thường xuân - Hedera helix), mặt trên của lá không có khí khổng thì có sự thoát hơi nước qua mặt trên của lá hay không? A.Có, chúng thoát hơi nước qua lớp biểu bì. B. Không, vì hơi nước không thể thoát qua lá khi không có khí khổng. C. Có, chúng thoát hơi nước qua lớp cutin trên biểu bì lá. D. Có, chúng thoát hơi nước qua các sợi lông của lá. 6.Các con đường thoát hơi nước chủ yếu gồm: A. Qua thân, cành và lá B. Qua khí khổng và qua cutin C. Qua cành và khí khổng của lá D. Qua thân, cành và lớp cutin bề mặt lá 7. Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là: a/ Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. b/ Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. c/ Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. d/ Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. 8 Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là: a/ Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. b/ Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. c/ Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. d/ Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
2 câu trả lời
Đáp án: 1
D. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước và lực đẩy của rễ do áp suất rễ
Giải thích các bước giải:
Nước được vận chuyển trong thân theo mạch gỗ từ dưới lên trên do Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước và lực đẩy của rễ do áp suất rễ
Đáp án: 2
B. sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ)
Giải thích các bước giải:
- Động lực đẩy dòng mạch rây từ lá đến rễ và các cơ quan khác là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (tế bào sản xuất ở lá) với cơ quan chứa (tế bào nhận ở rễ, thân, củ, quả,…)
- Mạch rây nối các tế bào cơ quan nguồn với tế bào cơ quan chứa làm cho dòng mạch rây di chuyển từ nơi có áp suất thẩm thấu cao (cơ quan nguồn) đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp hơn (cơ quan chứa)
Đáp án: 3
A. Cây bụi thấp và cây thân thảo.
Giải thích các bước giải:
- Hiện tượng ứ giọt là hiện tượng xuất hiện những giọt nước đọng ở mép lá. Nguyên nhân là do nước bị đẩy theo mạch gỗ từ rễ lên lá trong điều kiện không khí đã bão hòa hơi nước (độ ẩm không khí cao), khiến cho nước không thoát ra dưới dạng hơi mà đọng lại tạo thành giọt.
- Hiện tượng ứ giọt thường xảy ra ở những cây bụi thấp và cây thân thảo vì:
+ Các cây bụi thấp và thân thảo thường mọc ở dưới các cây lớn hơn → khu vực sống của nó thường có độ ẩm cao dễ đạt trạng thái bão hòa hơi nước.
Đáp án: 4
A. Sự tăng dần áp suất thẩm thấu từ tế bào lông hút đến lớp tế bào sát bó mạch gỗ của rễ và từ lớp tế bào sát bó mạch gỗ của gân lá.
Giải thích các bước giải:
Quá trình vận chuyển nước qua lớp tế bào sống của rễ và của lá chính là quá trình vận chuyển qua mạch rây (mạch rây gồm các tế bào sống và tế bào kèm).
Quá trình vận chuyển nước từ nơi có thế năng nước thấp đến nơi có thế năng nước cao, do vậy sự tăng dần áp suất thẩm thấu từ tế bào lông hút đến lớp tế bào sát bó mạch gỗ của rễ và từ lớp tế bào sát bó mạch gỗ của gân lá sẽ làm thế năng nước giảm dần từ tế bào lông hút đến lớp tế bào sát bó mạch gỗ của rễ và từ lớp tế bào sát bó mạch gỗ của gân lá.
Do vậy nước sẽ vận chuyển từ tế bào lông hút đến lớp tế bào sát bó mạch gỗ của rễ và từ lớp tế bào sát bó mạch gỗ của gân lá.
+ Các cây thân thảo và các cây bụi thấp có thân ngắn → thời gian để nước vận chuyển đến các bộ phận thoát hơi nước của cây ngắn → hơi nước liên tục tích tụ thành giọt (tốc độ bốc hơi < tốc độ tích tụ).
Đáp án: 5
D. ứ giọt.
Giải thích các bước giải:
Các giọt nước ứ ra ở mép lá là do dòng nước được đẩy lên, thoát ra ngoài tại lá; nhưng do cây bị úp trong chuông kín nên khó bay hơi mà tụ lại thành giọt. Người ta gọi là hiện tượng ứ giọt.
Đáp án: 6
C. Có, chúng thoát hơi nước qua lớp cutin trên biểu bì lá.
Giải thích các bước giải:
Ở những cây này vẫn có sự thoát hơi nước diễn ra ở mặt trên của lá, chúng thoát hơi nước qua lớp cutin trên biểu bì lá.
Đáp án: 7
B. Qua khí khổng và qua cutin
Giải thích các bước giải:
Nước được thoát hơi qua khí khổng và qua lớp cutin
Đáp án: 8
c/ Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
Giải thích các bước giải:
Khác với sự thoát hơi nước qua khí khổng có vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng thì con đường thoát hơi nước qua cutin có vận tốc nhỏ và không được điều chỉnh.
Đáp án: 9
a/ Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
Giải thích các bước giải:
Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là: Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
Đáp án:
VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY 1.Nước được vận chuyển trong thân theo mạch gỗ từ dưới lên, do nguyên nhân nào?
D. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước và lực đẩy của rễ do áp suất rễ
2.Động lực đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác là:
. B. sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ)
3.Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những loại cây nào?
A. Cây bụi thấp và cây thân thảo.
3.Quá trình vận chuyển nước qua lớp tế bào sống của rễ và của lá xảy ra nhờ:
A. Sự tăng dần áp suất thẩm thấu từ tế bào lông hút đến lớp tế bào sát bó mạch gỗ của rễ và từ lớp tế bào sát bó mạch gỗ của gân lá.
4. Úp cây trong chuông thuỷ tinh kín, sau một đêm, ta thấy các giọt nước ứ ra ở mép lá. Đây là hiện . THOÁT HƠI NƯỚC
5.Ở một số cây (cây thường xuân - Hedera helix), mặt trên của lá không có khí khổng thì có sự thoát hơi nước qua mặt trên của lá hay không?
C. Có, chúng thoát hơi nước qua lớp cutin trên biểu bì lá.
6.Các con đường thoát hơi nước chủ yếu gồm:
B. Qua khí khổng và qua cutin
7. Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là:
c/ Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh
8 Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là:
a/ Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
Giải thích các bước giải: