Vai trò nhóm sắc tố quang hợp ? Khả năng quang hợp ở vùng sáng nào ? Tại sao khi nhìn vào lá cây ta lại thấy một màu xanh lục ?
2 câu trả lời
Vai trò nhóm sắc tố :
+ Nhóm careotenoit : Khi hấp thụ ánh sáng từ quá trình quang hợp sẽ tạo ra năng lượng và chuyển toàn bộ năng lượng tđã thu được đó về bộ phận diệp lục
+ Nhóm diệp lục : Hấp thụ ánh sáng chủ yếu từ vùng tím và xanh chuyển năng lượng thu được từ các Photon cho quá trình quang phân ly $H_{2}$O , các vùng phản ứng quang hóa để hình thành nên NaDPH và ATP
Khả năng quang hợp ở vùng sáng :
Trong dãy bức xạ cả mặt trời , vùng ánh sáng có mức độ từ 380nm -> 750nm được gõi là ánh sáng trắng , ánh sáng này chúng ta có thể nhìn thấy nó và chỉ có vùng ánh sáng này mới có khả năng quang hợp .
Tại sao khi nhìn vào lá cây ta lại thấy một màu xanh lục :
+ Ánh sáng sẽ gồm 7 màu : Da cam , đỏ , lục , vàng , lam , tím , chàm .
+ Khi ánh sáng chiếu qua lá cậy , cây hấp thụ hoàn toàn màu vùng đỏ và vùng màu xanh tím , không hấp thụ vùng màu lục . Vì thế khi nhìn vào là cây chúng ta chỉ thấy hoàn toàn là màu xanh lục
Vai trò nhóm sắc tố quang hợp ?
1) Sắc tố diệp lục (Clorophyl): có vai trò quan trọng nhất đối với quang hợp, vì sắc tố này có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời và biến năng lượng ấy thành dạng năng lượng hóa học.
2) Sắc tố vàng (Carotenoid):
- Lọc ánh sáng, bảo vệ clorophyl.
- Tham gia vào quá trình quang phân li nước và thải O2.
- Tham gia quá trình quang hợp bằng cách tiếp nhận năng lượng ánh sáng mặt trời và truyền cho clorophyl và nó có mặt trong hệ thống quang hóa II.
3) Sắc tố xanh (phicobilin): lượng tử ánh sáng do phicobilin hấp thụ sẽ được chuyển đến clorophyl để sử dụng cho quang hợp với hiệu suất cao.
Khả năng quang hợp ở vùng sáng nào ?
+ Cây quang hợp mạnh ở vùng ánh sáng đỏ (Quang hợp manh nhất vào buổi sáng và chiều vì ánh sáng chứa nhiều tia đỏ hơn. )
Tại sao khi nhìn vào lá cây ta lại thấy một màu xanh lục ?
$\rightarrow$ Lá cây có màu xanh là do trong lá cây có bào quan là lục lạp. Trong lục lạp có chứa chất diệp lục giúp cho quá trình quang hợp. Chất diệp lục khi quang hợp sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời để tạo ra sản phẩm hữu cơ và ánh sáng được hấp thụ mạnh nhất nằm trong vùng hồng đỏ và xanh tím. còn màu xanh thì hấp thụ rất ít và bị phản lại mắt ta khiến ta nhìn thấy lá có màu xanh.