Tự nhiên Nhật Bản có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp? Để khắc phục khó khăn đó Nhật Bản đã giải quyết như thế nào?
2 câu trả lời
* ĐKTN:
Địa hình:
- Chủ yếu là đồi núi (72%)
- Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp
- Đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh.
- Thuộc vành đai núi lửa TBD.
=> TL: Hải cảng, phát triển du lịch biển.
KK: Đất canh tác ít, thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa,…
Khí hậu:
- Mang tính chất gió mùa, mưa nhiều, phân hóa theo chiều B-N:
+Phía Bắc: Ôn đới gió mùa
+Phía Nam: Cận nhiệt gió mùa
=> TL: Cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng
KK: Thường có mưa to và bão ở p.Nam, lạnh giá ở phía Bắc…
Sông ngòi:
- Sông ngòi ngắn và dốc.
- Nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.
=> TL: Phát triển thủy điện, hình thành nhiều ngư trường lớn=> Khai thác và đánh bắt thủy sản với sản lượng lớn nhất TG.
KK: Khan hiếm nước ngọt, khó khăn SX nông nghiệp.
Mình chỉ biết nhiêu đó thôi,xin lỗi bạn.
Chúc bạn học tốt.
Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường phát triển. Năm 2016, quy mô nền kinh tế này theo thước đo GDP danh nghĩa lớn hàng thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Trung Quốc, còn theo thước đo GDP ngang giá sức mua thì lớn thứ tư sau Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.[14]
Trải qua nhiều biến động trong suốt lịch sử, cuối cùng, kinh tế Nhật Bản đã và đang tăng trưởng, nhưng cũng nảy sinh không ít vấn đề. Vào thế kỉ 16 - 17, kinh tế Nhật Bản chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước và đánh bắt cá. Công nghiệp bắt đầu phát triển sau cuộc Cải cách Minh Trị vào giữa thế kỉ 19 (năm 1868). Bước sang thế kỉ 20, ngành công nghiệp của Nhật Bản đã phát triển rõ rệt. Trong suốt đầu thế kỉ 20, các ngành công nghiệp được ưa chuộng và phát triển nhất là sắt thép, đóng tàu, chế tạo vũ khí, sản xuất xe cộ. Do nhu cầu tài nguyên để phục vụ các ngành này, quân đội Nhật Bản bắt đầu bành trướng và xâm chiếm nước ngoài. Trong số những vùng mà Nhật chiếm được, đáng chú ý nhất là Mãn Châu Lý của Trung Quốc và Triều Tiên.
Trong thế chiến 2, mặc dù ưu thế ban đầu nghiêng về Nhật Bản. Tuy nhiên, đến năm 1945, nước này nằm trong tầm ném bom của đối phương. Máy bay ném bom của quân Đồng minh đã tàn phá nhiều thành phố. Đáng chú ý nhất là vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki đã gây ra sức tàn phá lớn trên quy mô rộng.
Sau chiến tranh, các thành phố và nhà máy bắt đầu tái thiết lại, nhưng khá chậm do thiếu vốn. Vận mệnh của Nhật thay đổi sau khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra vào năm 1950. Mỹ muốn Nhật sản xuất vũ khí để cung cấp cho lực lượng Mỹ ở Nam Triều Tiên. Sản lượng công nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực như sắt thép và đóng tàu, tăng nhanh chóng. Nhờ nguồn tài chính từ các đơn hàng của Mỹ và quyết tâm khôi phục lại đất nước, đến khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953, nhiều nhà máy mới đã được xây dựng. Sau sự bùng nổ kinh tế, các hãng điện tử hàng đầu thế giới đã xuất hiện như Sony, Panasonic, Toshiba hay Honda.
Nền kinh tế của Nhật Bản phát triển nhanh chóng trong thập niên 1960-1970, nhưng đến năm 1990 thì lâm vào suy thoái. Trong những năm gần đây, rất nhiều công ty bị phá sản - hơn 17.000 công ty. Đây cũng là điều dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp tăng. So với các nước phương Tây thì tỉ lệ thất nghiệp của Nhật ít hơn nhiều, nhưng nếu xét theo tiêu chuẩn Nhật Bản thì con số đó lại cao - 5,2% vào năm 2003. Trong số những người bị thất nghiệp, rất nhiều người đã phải ngủ ngoài đường vì không có nhà, hay thậm chí là tự tử. Trước tình hình đó, Nhật Bản đang cố khắc phục để xây dựng lại nền kinh tế tốt hơn.