từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ trái nghĩa, quan hệ từ, thành ngữ, điệp ngữ, chơi chữ - Học sinh nhận diện và nêu tác dụng Mọi người giúp mình ôn văn ạ
2 câu trả lời
Từ đồng nghĩa trong tiếng Việt là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, trong một số trường hợp từ đồng nghĩa có thể thay thế hoàn toàn cho nhau, một số khác cần cân nhắc về sắc thái biểu cảm trong trường hợp cụ thể.
Định nghĩa: Từ đồng âm là các từ trùng nhau về hình thức ngữ âm (thường là viết, đọc giống nhau) nhưng lại khác nhau về mặt ngữ nghĩa của từ.
Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm và đối lập nhau về ý nghĩa. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về..
Thành ngữ là những câu nói không nhằm mục đích để hiểu theo nghĩa thông thường, đồng thời ý nghĩa của một thành ngữ thường là câu mang nghệ thuật ẩn dụ trong toàn bộ câu. Hiện có hàng ngàn các thành ngữ khác nhau và chúng thường xuyên được tạo ra ở hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới.
Điệp ngữ có thể lặp lại nguyên văn một câu, một đoạn hoặc vài từ bất kỳ.
Bạn tham khảo nhé:
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
- Từ đồng nghĩa có 2 loại :
+ Đồng nghĩa hoàn toàn
+ Đồng nghĩa không hoàn toàn
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
- Tác dụng : Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo thành các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh làm cho lời nói thêm sinh động.
- Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,... giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
- Thành ngữ là loại cụm từ cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Chức vụ trong câu : Thành ngữ có thể là chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, động từ.
- Tác dụng : Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính biểu cảm cao
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì tới nhau.
- Chú ý : Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đên ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
- Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng bieenjphaps lặp lại từ ngữ ( hoặc cả một câu ) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gợi là phép diệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
- Các dạng điệp ngữ :
+ Điệp ngữ cách quãng
+ Điệp ngữ nối tiếp nối tiếp
+ Điệp ngữ chuyển tiếp
+ Điệp ngữ vòng
- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,... làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
- Các lối chơi chữ thường gặp :
+ Dùng từ ngữ đồng âm
+ Dùng lối nói trại âm
+ Dùng cách điệp âm
+ Dùng lối nói lái
+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
- Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, tròng văn thơ, đặc biệt là trong văn thơ trào phúng, trong câu đối, câu đố,...
@ngan