Trong trồng trọt,để tăng năng suất và chất lượng nông sản thì thường sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu,bệnh nào?Nêu ưu, nhược điểm của biện pháp hóa học?

2 câu trả lời

. Luân canh, xen canh cây trồng: Trong khi thực hiện luân canh, thay đổi luân phiên các loại cây trồng trên đồng ruộng sẽ tạo ra khả năng ngăn ngừa được sự tích lũy của sâu bệnh. Đối với những loài sinh vật chỉ chuyên gây hại trên một loài cây (hoặc một số giống cây), khi gặp các loài cây trồng hoặc giống cây trồng khác, chúng không thể phát triển được, cho nên bị chết nhiều.

Chọn cây trồng thích hợp để luân, xen canh có thể loại trừ được các loài sinh vật gây hại chuyên tính hoặc hạn chế tác hại của chúng đến mức thấp nhất. Một số loài cây có khả năng tiết ra các chất kháng sinh vào đất, có thể tiêu diệt một số loài vi sinh vật và tuyến trùng trong đất.

2. Cơ cấu cây trồng và bố trí phân bố cây trồng trên đồng ruộng: Khi gặp điều kiện thuận lợi, các loài sinh vật gây hại cho cây phát triển mạnh, chúng sinh sản hàng loạt và tạo thành các trận dịch. Đối với từng loại sinh vật gây hại, không phải loài cây nào cũng dùng làm thức ăn được, mà chúng chỉ có thể dùng những loài cây nhất định làm thức ăn. Vì vậy, khi trên đồng ruộng có nhiều loài cây khác nhau, sự phát triển của loài sâu bệnh gây hại sẽ gặp trở ngại khi chúng gặp loài cây không dùng làm thức ăn được.

Không trồng những loài cây có họ hàng gần nhau có cùng những đặc tính giống nhau, ở sát cạnh nhau, vì như vậy các loài sinh vật gây hại có thể từ loài cây này lan sang loài cây kia để gây hại. Ví dụ: Không trồng khoai tây bên cạnh cây cà chua để tránh sự lây lan của bệnh mốc sương, không trồng đỗ tương gần đỗ trắng để tránh lây lan bệnh gỉ sắt …

3. Chế độ làm đất: Cày phơi ải, cày lật gốc rạ, tiêu diệt tàn dư cây trồng và diệt cỏ dại trên đồng ruộng có ý nghĩa rất lớn trong việc diệt trừ các loài sinh vật gây hại sống và tồn tại trong đất. Cày lật đất lên làm cho ánh sáng mặt trời trực tiếp tiêu diệt một số loài sinh vật gây hại được đưa từ các lớp đất dưới sâu lên trên mặt đất.

Nội dung:

Diệt trừ mầm mống sâu bệnh, nơi ẩn náu của sâu bệnh

- Tăng sức chống chịu sâu bệnh của cây

- Hạn chế sâu bệnh

- Tránh thời kì sâu bệnh phát sinh mạnh

Ưu điểm:

- Hiệu quả cao, diệt nhanh, ít tốn công

Nhược điểm:

- Gây độc cho con người, câu trồng, vật nuôi

- ô nhiễm môi trường, đất, nước, không khí

- giết chết các sinh vật khác ở ruộng

Sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh :

- Phòng là chính 

- Trừ sớm ,kịp thời, nhanh chóng 

- Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ 

*ưu nhược điểm của biện pháp hóa học 

+Ưu điểm :

-Làm cho ít sâu bệnh phá hoại cây trồng 

- Cây cối  sinh trưởng tốt 

+ Nhược điểm :

- Khi  con người  ăn phải  những  thực phẩm có chứa thuốc trừ sâu thì  ta dễ  bị  nghộ độc thực phẩm 

- làm  cho động vật  bị nghộ độc 

- việc  lạm dụng thuốc lá trừ sâu,  hoặc sử dụng ko đúng dẫn đến  hư hại  cây trồng