Trong tế bào tồn tại 2 dạng là nước tự do và nước liên kết: a. Phân biệt nước tự do và nước liên kết về tính chất vật lý, tính chất hóa học của phân tử nước. b. Vì sao nước luôn có khuynh hướng thẩm thấu vào trong tế bào thực vật làm tế bào trương lên?
2 câu trả lời
a. Phân biệt nước tự do với nước liên kết:
- Nước tự do là những phân tử nước có khả năng chuyển động trong dung dịch mà chưa gắn kết với một phân tử nào khác. Nước tự do có đầy đủ các tính chất của nước như khả năng hòa tan các chất, khả năng dẫn điện, là môi trường diễn ra các phản ứng, là nguyên liệu tham gia vào các phản ứng...
- Nước liên kết là những phân tử nước đã liên kết với các phân tử hữu cơ hoặc vô cơ khác. Ví dụ các phân tử nước bao quanh ion Na+ tạo nên một lớp vỏ bao bọc ion này. Nước liên kết không còn các đặc tính vật lý, hóa học của phân tử nước (không có khả năng dẫn nhiệt, không trở thành dung môi...). Nước liên kết có vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ các chất hữu cơ, bảo vệ các cấu trúc của tế bào.
b. Nước luôn có khuynh hướng thẩm thấu vào trong tế bào thực vật làm tế bào trương lên là vì: các chất luôn có khuynh hướng chuyển động từ nơi có thế năng cao đến nơi có thế năng thấp. Ở trong tế bào thực vật thường có nồng độ chất tan cao hơn ở môi trường nên có áp suất thẩm thấu lớn. Do vậy các phân tử nước sẽ thẩm thấu từ môi trường vào tế bào thực vật làm cho tế bào trương lên.
+ Nước tự do: không bị hút bởi các phần tử tích điện hoặc nằm trong liên kết hoá học.
- Vẫn giữ được các tính chất vật lý, hoá học, sinh học
- Tồn tại trong tế bào, giữa các tế bào
- Có vai trò quan trọng: dung môi,…
+ Nước liên kết: bị hút bởi các phần tử tích điện, nằm trong liên kết hoá học
- Không giữ được các đặc tính vật lý, hoá học, sinh học
- Có vai trò ổn định, duy trì trạng thái chất keo trong chất nguyên sinh
b. nước có xu hướng thẩm thấu vào tế bào vì nồng độ chất tan bên trong tế bào cao hơn môi trường.