trong buổi thảo luận về chủ đề game điện tử học sinh các bn học sinh cho rằng game đều có lợi và có hại viết bài văn nêu cao quan điểm của bản thân về lợi ích cũng như tác hại
2 câu trả lời
Game online giúp bạn xả stress mỗi khi áp lực và mệt mỏi trong học tập, công việc.Game online là một thành tựu của khoa học kĩ thuật rất là cao. Xét về bổ ích chắc chắn nó hơn tất cả các loại game khác! Play station, Xbox các game khác cho dù chơi tới đâu cũng là mình chơi với cái máy, riêng Game online đó là một lọai game trực tuyến người chơi đối điện với ta là một bộ óc chứ ko phải một máy tính khi chơi ta còn có thể kết bạn qua nói chuyện, tìm hiểu thêm về thế giới xung quanh. Chơi games tốn thời gian. Đây là điểm không ai phải bàn cãi! Với thời gian đó, ta có thể làm được rất nhiều việc, học tập, vui chơi với bạn gái, làm kiếm tiền hay đơn giản hơn là chơi thể thao. Vậy mà ta lại không thể làm được, chỉ vì ta đã tiêu tốn quá nhiều thời gian vào games. Chơi games tốn tiền. Đây có lẽ cũng là một điểm mà ai cũng thấy. Chơi ở nhà thì tốn tiền điện, tiền hao mòn máy móc, nhưng thực ra ko đáng kể. Nếu bạn chơi ở tiệm net, 3k/1h thì bạn mới thấy tiền bạc ra đi nhanh như thế nào. Thông thường, một gamer muốn đạt đến đẳng cấp tạm gọi là pro trong games của mình chơi thì phải chơi ít ra là khoảng 5-6 tiếng/ngày, vào những ngày cuối tuần còn nhiều hơn. Tính ra, mỗi tháng bạn sẽ phải chi phí nhiều tiền bạc cho games. Chơi games làm đầu óc trở nên mê mụi. Để giải thích cho việc này, bạn hãy nhìn lại 2 luận điểm trên, bạn sẽ suy ra được ngay thôi. Một ngày hết 1/3 thời gian cắm cúi trong games, đầu óc chỉ nghĩ đến games thì thử hỏi thời gian đâu bạn có thể thư giãn, có thể đọc báo, chơi thể thao, hay ít ra là giải trí với bạn bè. 2/3 thời gian còn lại bạn đã phải giành cho ngủ, ăn và những sinh hoạt ngày thường, thì thử hỏi liệu đầu óc của bạn đến đâu? Lại còn thức khuya. Đối với gamer, overnight là một khái niệm hết sức bình thường. Có thể thời gian đầu, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhưng rồi đến một thời điểm nào đó, bạn sẽ quen dần. Nhưng ai học sinh học cũng biết khi người ta không ngủ đủ giấc, hoặc thức đêm nhiều thì đầu óc cực kì mệt mỏi. Chơi games online làm bạn học tệ đi, làm việc tệ hơn và con người trở nên lờ đờ. Điều này cũng được dễ dàng suy ra từ sự hao mòn sức khỏe, tốn thời gian cũng như đầu óc bị chai cứng. Hầu hết gamer đều ít đến lớp, có đến cũng ngủ hoặc theo dõi bài cho có lệ. Vậy thì chắc chắn rằng không thể nào học tốt được rồi. Quả thực, khi đã mê mụi, người ta càng khó thoát ra hơn. Chơi games làm hẹp mối quan hệ của bạn. Đây là một điểm mà ít bạn nhận ra. Bạn có thấy là trong thời gian bạn đắm chìm trong games, bạn không có nhiều thời gian giao lưu với bên ngoài. Bạn chỉ giao tiếp với mức trung bình, thậm chí còn có khuynh hướng tồi tệ hóa các mối quan hệ đi. Mọi sự tập trung của bạn là games hay các mối quan hệ trong games. Trong games, bạn quen càng nhiều bạn thì ngoài đời, bạn bè thực sự của bạn càng ít đi, mối quan hệ khác cũng giảm dần. Games online là thế giới ảo, có thể qua đó bạn sẽ có thêm một số bạn thân thiết, nhưng con số đó thực ra không nhiều, và nó không bù đắp lại những người bạn và những mối quan hệ tốt mà bạn đã đánh mất. Và một điểm quan trọng nữa, nếu bạn có người yêu, bạn sẽ rất dễ mất cô ấy, bởi bạn đã không chăm sóc cho nàng đầy đủ, có khi còn coi C-haracter của mình cao hơn nàng, và quí cô vợ trong games còn hơn cô ấy. Đã có không biết bao nhiu bạn nữ chia tay bạn trai là gamer khi không chịu nổi những tình trạng này. Chơi games làm bạn dễ dẫn đến tâm trạng dễ cáu gắt, lầm lì và ít nói (nhất là đối với cha mẹ!). Bởi những lúc không được chơi, bạn sẽ ở trong cảm giác thiếu thốn, bồn chồn, và chỉ cần một ngòi châm nhỏ thì....cãi vã là điều không thể tránh khỏi. Khi bạn đã bỏ được games online, bạn dễ rơi vào cảm giác hụt hẫng, trống rỗng, giống như khi bạn bỏ xong ma túy vậy. Bạn đã quá quen với một thời gian biểu khi còn chơi games, quá quen với máy tính. Khi bạn dừng lại, những mối quan hệ ngày trước sẽ không còn như xưa, bạn dễ nản, nhiều khi không biết làm gì, và dễ quay lại với games.
Như chúng ta cũng biết hiện tượng chơi game điện tự của học sinh ngày nay đang diễn ra vô cùng nhiều. Như chúng ta cũng biết trò chơi điện tử là một trò chơi đang thu hút rất nhiều giới trẻ dần xa vào và bỏ học hành chỉ vì game. Số lượng chơi game ngày nay một gia tăng rất nhanh chóng. Nó đã thu hút vô cùng nhiều nguời đặc biệt lứa tuổi học sinh, thanh niên là một trong số lớp tuổi tham gia nhiều nhất. Không những vậy nhiều học sinh còn ngồi tước điện thoại hau máy tính khoảng 24/24 để cày game, bỏ mặc việc ăn uống, làm việc nhà và học hành. Một trong số nguyên chính đó là do những trò chơi điện tử này nó vô cùng đa dạng, rẻ tiền và nó còn là nơi những con người vô đây để nói chuyện linh tinh hay không liên quan . Một phần cũng là do gia đình không quản lí con cái chặt chẽ, luôn chiều chuộng con cái. Còn do bạn bè trên lớp kêu gọi chơi và do ý thức của ta không tự chủ . Vậy hậu quả của nó như thế nào chứ? Thứ nhất nó sẽ làm tốn thời gian học tập, giả trí của ta để rồi vì game mà dẫn đến có những học sinh bỏ học, trốn tiết . Tứ hai nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe,làm ta đau đầu, mỏi mắt hay cận thị vì nhìn quá nhiều điện thoại / máy tính. Một số game ngày nay vô cùng hiện đại nhưng bạn có biết cái hại của nó sao không? Nó phải trả bằng tiền , bởi một số game ngày nay chơi cần phải nạp tiền và rồi có đôi khi thắng thu lại cho ta một nguồn lợi lớn. từ đó ta sẽ đam mê , vì tiền mà cướp trộm, đánh người. Tiếp theo là ta sẽ bị xa vào các tệ nạn xã hội , từ đó con người ta coi như đã bị phá hủy, bị ảnh hưởng bởi những con người không tốt. Ngay trong cuộc sống ngày nay ta có thể thấy ở trường học có rất nhiều bạn học sinh mải chơi điện thoại mà bỏ học. Hay vì game, nghiện ngập mà trộm cắp để chơi game. Ở rất nhiều trường học, nhiều trường đã khuyến cáo học sinh ngừng chơi game và hãy tậ trung vào học. Và cũng chỉ có một số học sinh bỏ đi vì phụ huynh thu điện thoại. Nhưng trái lại một số học sinh phụ huynh thu điện thoại sau họ lại lấy lại để chơi . Qua đây ta thấy việc chơi game vô cùng nguy hiểm đến học sinh ngày nay. Mỗi người học sinh cần phải tự chính mình kiểm điểm bản thân, tự lập bảng kế hoạch học tập , từ bỏ game vì tương lai. Hơn thế gia đình cũng cần phải quản lí con chặt chẽ để trẻ bỏ game dần. Các nhà trường và xã hội nên tổ chức các trò chơi bổ ích và thú vị để giúp học sinh thư giãn và giải trí , giúp học sinh có thể thấy rõ lợi ích việc học quan trọng hơn chơi game rất nhiều. Nói tóm lại, bản thân chúng ta cần phải định rõ được ưu và nhược điểm của việc chơi game điện tử này để bản thân từ đó sẽ tự mình khắc phục là hiệu ủa tốt nhất.