trình bày suy nghĩ của em về nỗi niềm của bà huyện thanh quan trong bài thơ qua đèo ngang.em học được những cách biểu cảm nào của tác giả (không chép mạng)

2 câu trả lời

Bài thơ “Qua Đèo Ngang”, một trong sáu bài thơ Đường luật còn lưu lại cho đến ngày nay của nữ thi sĩ tài danh Nguyễn Thị Hĩnh, còn được người đời biết đến qua tên gọi Bà Huyện Thanh Quan. Với những vần thơ trữ tình, in sâu vào lòng người đọc, người nghe nổi xúc động lẫn thán phục, bài thơ đã miêu tả cảnh vật con đèo cũng như tâm trạng của mình khi đi từ Thăng Long vào kinh đô Huế nhậm chức. Những vần thơ ấy được lưu truyền lại như sau:

“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

Một mảnh tình riêng, ta với ta”

Cảnh tượng Đèo Ngang hiện lên qua thời gian và không gian trong hai câu “Đề” như sau:

“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”

Nhà thơ dừng chân tại Đèo Ngang vào lúc xế tà. Việc sử dụng hình ảnh bóng chiều vào câu thơ có tác dụng giúp người đọc, người nghe cảm thấy bồi hồi xao xuyến vì đây là lúc mặt trời khuất núi, vương lại những tia nắng vàng ruộm rồi tắt hẳn. Buổi xế tà là quãng thời gian các nhà văn, nhà thơ thường dùng để diễn tả nỗi buồn, nỗi trống vắng như nhà thơ Nguyễn Du đã viết: “Buồn trông cửa bể chiều hôm.” Hoặc Trần Nhân Tông đã ghi lại trong bài Thiên Trường vãn vọng: “Bóng chiều man mác có dường không.” Việc sử dụng buổi chiều đã phản ánh được tâm sự chất chứa trong lòng tác giả về một nỗi buồn hữu hữu vô vô. Nỗi buồn càng tăng lên khi cảnh vật ở đây có đá, lá hoa chen chúc nhau mọc lên tạo thành một cảnh tượng hoang dã, không có bàn tay chăm sóc của con người. Hình ảnh này cũng đã in sâu vào tâm trí em cảm xúc yêu thương quê hương và từ đó thấu hiểu hơn nỗi nhớ nhà thiết tha của tác giả khi phải rời quên đến một nơi xa lạ.

Trong bóng chiều, cảnh vật tại con đèo dần dần mở ra:

“Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”

Dưới ngòi bút của nhà thơ, cảnh vật con đèo hiện lên thật cụ thể, sinh động! Cụ thể ở chi tiết vài chú tiều phu lom khom đốn củi dưới núi, còn bên kia sông lác đác, thưa thớt một vài căn nhà đơn sơ. Bà Huyện Thanh Quan đã thành công trong việc sử dụng biện pháp đảo ngữ. Từ “lom khom” được đưa lên trước nhằm diễn tả cảnh Đèo Ngang tuy có sự sống của con người nhưng người thì lại vừa không thấy mặt vừa không gặp được để trò chuyện. Còn nhà dân thì ở bên kia sông, đồng thời lại thưa thớt vài căn nên có cũng như không. Chính điều này càng làm tăng thêm nỗi buồn cho nhà thơ.

Tâm sự của tác giả càng lúc càng rõ nét qua hai câu “luận”:

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Bức tranh phong cảnh ở Đèo Ngang chẳng những có màu sắc của cảnh vật mà còn trở nên da diết với âm thanh của các loài chim như con chim quốc, con chim đa đa... Tiếng chim quốc như nhắc nhở mọi người về điển tích vua Thục Đế hóa thành con chim quốc để luôn nhớ đến nỗi đau mất nước của mình. Em thật khâm phục nghệ thuật đối ý, đối lời trong hai câu thơ này vì khi ghép lại với nhau, người đọc nhận ra ngay được tâm sự của nhà thơ “Nhớ thương nước nhà, quốc gia quốc gia”.

Tâm trạng của tác giả khi dừng chân tại Đèo Ngang được đúc kết trong hai câu thơ cuối:

“Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta”

Đứng trước cảnh trời cao vời vợi, núi non trùng điệp, sông nước mênh mông, bất cứ ai cũng cảm thấy nhỏ bé, mong manh... Nhà thơ như thu mình lại, chôn giấu sự trống vắng trong tận cõi lòng. “Ta với ta” thể hiện rõ cảm xúc khắc khoải của nhà thơ: tuy một mà hai, tuy mắt ngắm nhìn cảnh thiên nhiên ở con đèo nhưng lòng lại nặng trĩu nhớ về quê nhà không biết bao giờ trở lại. Tâm trạng u buồn này khác hẳn với niềm vui của nhà thơ Nguyễn Khuyên khi sử dụng cụm từ “Ta với ta” trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” vì tuy hai người nhưng cùng một tấm lòng, một tình bạn chân thật. Câu kết của bài thơ như một sợi dây liền mạch, nối xuyên suốt cả bài thơ tạo cho người đọc một cảm xúc day dứt, khó quên.

Bài thơ Qua Đèo Ngang đã thành công khi chuyển tải được tâm sự u buồn của Bà Huyện Thanh Quan, đồng thời lồng ghép vào đó là cảnh tượng thiên nhiên rất thực, rất sinh động của một con đèo nổi tiếng trong thơ ca và trong lịch sử nước ta. Bài thơ không chỉ thành công về mặt ý nghĩa mà còn rất chỉnh chu trong việc dùng từ, tạo câu thật đặc sắc gây thích thú cho người đọc, người nghe.

Càng thấm thìa những vần thơ mang nặng tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan, em càng cảm mến tấm lòng nhớ nước thương nhà của bà hơn. Từ đó em thấy mình phải học giỏi môn Văn để có thể để lại cho đời những vần thơ tuyệt diệu như nữ văn sĩ tài danh.

Không chép mạng đâu nhé :)

Đọc "Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan, ta không chỉ được chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên nơi đèo Ngang hùng vĩ, tươi đẹp nhưng cũng không kém phần hoang sơ, heo hút mà còn cảm nhận được nỗi niềm tâm sự của Bà Huyện Thanh Quan ẩn chứa qua từng câu chữ. Đó là nỗi cô đơn, lạnh lẽo, nỗi buồn man mác, nỗi nhớ nhà khi đứng nơi đất khách quê người vào buổi chiều tà, nhìn khung cảnh xung quanh chỉ toàn "cỏ cây chen đá, lá chen hoa". Cảnh hùng vĩ, lớn lao đấy nhưng mênh mông, rợn ngợp khiến con người ta có cảm giác nhỏ bé, đơn độc. Đó còn là cảm xúc khi nhìn thấy sự sống con người nhưng đều ít ỏi, "lác đác bên sông chợ mấy nhà" hay "lom khom dưới núi tiều vài chú", cách chọn lọc từ láy và nghệ thuật đảo ngữ càng nhấn mạnh cảnh thêm tiêu điều, ảm đạm, cho lòng người thêm cô đơn, buồn tủi. Tiếng lòng ấy còn được bật ra thành tiếng "nhớ nước", "thương nhà" khi bà nghĩ đến cảnh nước nhà loạn li, nhân dân lầm than đói khổ, bản thân phải xa quê hương, xa gia đình đến một nơi xa lạ. Bà Huyện Thanh Quan đã rất tài tình khi vận dụng điển tích "con quốc quốc", "cái gia gia" kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ để diễn tả kín đáo nỗi lòng đó của bản thân. Và nỗi cô đơn của nữ thi sĩ càng được tô đậm hơn khi "dừng chân đứng lại" chỉ thấy cái rộng lớn, rợn ngợp của "trời, non, nước" và giữa chốn không gian bao la đó chỉ còn lại "Một mảnh tình riêng, ta với ta". Người thi sĩ đó chợt nhận ra chỉ có một mình bản thân nhỏ bé bơ vơ đứng giữa khoảng không vũ trụ, khiến cho nỗi cô đơn càng thêm thấm thía, chỉ có "ta với ta" lạc lõng không biết chia sẻ nỗi buồn, nỗi nhớ nhà, thương nước cùng ai. Như vậy, có thể nói rằng ẩn sau bức tranh thiên nhiên nơi cảnh đèo Ngang mênh mông hùng vĩ, Bà Huyện Thanh Quan đã gửi gắm nỗi lòng tâm sự của bản thân, qua đây cũng giúp ta hiểu rõ hơn về tình yêu nước, thương nhà sâu đậm của nữ thi sĩ này.

Xin ctlhn!!!