trình bày suy nghĩ của em về nỗi niềm của bà huyện thanh quan trong bài thơ qua đèo ngang.em học được những cách biểu cảm nào của tác giả (không chép mạng)

1 câu trả lời

Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh quê ở làng Nghi Tàm nay thuộc Tây Hồ Hà Nội. Bà là một trong những nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa. Hiện còn để lại sáu bài thơ đường luật trong đó có bài «Qua Đèo Ngang». Bài thơ được tác giả viết theo thể thất cú Đường luật.


«Bước đến đèo ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa»

Chỉ với những câu thơ đầu tiên mà tác giả đã thể hiện được về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Hình ảnh «bóng xế tà» lấy từ thành ngữ «chiều tà bóng xế» gợi cho ta một nét buồn nào đó man mác, mênh mang có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua.

Lác đác bên sông chợ mấy nhà»

Đây là khi tác giả nhìn toàn bộ cảnh vật từ trên cao xuống, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn là những đá núi cây cổ để tìm đến bóng dáng con người. Hình ảnh bóng dáng con người đã hiện ra nhưng chỉ cần bức tranh thêm hiu hắt, tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ kết hợp với những từ láy để diễn tả nó.

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia»

Tiếng kêu thiết tha ở đây hay có thể nói chính là tiếng lòng của tác giả. «Nhớ nước đau lòng con quốc quốc» là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu «cuốc cuốc».

Một mảnh tình riêng ta với ta»

Đứng trước cảnh vật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời,núi non sông nước như muốn níu chân người thi sĩ nhưng đứng trước sự bao la hùng vĩ ấy tác giả lại cảm thấy sự cô đơn trong lòng mình lại dâng lên «một mảnh tình riêng ta với ta». Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người nữ khách lại thêm đong đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sầu kín cùng với những tâm sự bộn bề đang đau đáu trong lòng mà không biết nhắn nhủ với ai, âm hưởng nhịp điệu của câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc của tác giả.