trình bày nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa hậu quả và biện pháp khắc phục

2 câu trả lời

Nguyên nhân ô nhiễm môi trường đới ôn hòa

Môi trường đới ôn hoà nằm giữa đới nóng và đới lạnh, trong khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu Nam Bắc. Tuy nhiên, phần lớn diện tích đất nổi của đới ôn hoà nằm ở bán cầu Bắc, ở bán cầu Nam chỉ chiếm một phần nhỏ.

Ô nhiễm môi trường đới ôn hòa là hiện tượng môi trường bị thay đổi. Theo đó, những yếu có có tính chất vật lý, sinh học cũng như hóa học của môi trường có sự biến đổi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sinh vật. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm môi trường đới ôn hòa?

Ô nhiễm môi trường không khí ở đới ôn hoà

Nguyên nhân chính của việc ô nhiễm môi trường không khí ở đây được chỉ ra là do sự phát triển công nghiệp, giao thông vận tải bắt buộc phải sử dụng nhiều nguồn nguyên nhiên liệu, làm cho bầu khí quyển ô nhiễm nặng nề.

Những chất khí nhà kính khiến cho Trái Đất nóng lên, băng tan ở hai cực, mực nước biển dâng cao, lỗ thủng tầng ozon ngày càng lớn đã đe doạ cuộc sống con người không chỉ ở đới ôn hoà mà ảnh hưởng lên tầm thế giới.

Ô nhiễm nguồn nước ở đới ôn hoà

Nước biển, nước sông hồ, nước ngầm… đều bị ô nhiễm nặng nề. Đô thị hoá ở môi trường đới ôn hoà tập trung phần lớn vào một dải đất rộng không quá 100 km ven biển đã làm cho nguồn nước biển ô nhiễm nặng nề.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường đới ôn hòa 

Môi trường không khí ở đới ôn hòa ngày một tăng ở mức báo động, dẫn đến  những trận mưa axit, làm chết cây cối, ăn mòn các công trình xây dựng cũng như gây ra các bệnh về đường hô hấp cho  con người.

Sự biến đổi của môi trường cũng làm tăng hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng lên, khí hậu biến đổi và băng ở 2 cực tan chảy. Đồng thời, tạo lỗ thủng trong tầng ô xôn, gây nguy hiểm đến sức khỏe con người.

Môi trường nước tại đới ôn hòa bị ô nhiễm gây hiện tượng thủy triều đỏ, thủy triều đen, gây tác hại mọi mặt đến hệ sinh thái biển.

Bên cạnh tác hại về hệ sinh thái thì ô nhiễm môi trường cũng gây ảnh hưởng tới đời sống kinh tế- xã hội như gây thiệt hại về kinh tế do sự xuất hiện của bật tật, ảnh hưởng đến nông sản và thủy sản, thiệt hại cho hoạt động du lịch..

 Biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đới ôn hòa

Để ngăn chặn, khắc phục cũng như  giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp dưới đây.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường. Đồng thời xây dựng đồng bộ hệ thống xử lý môi trường trong nhà máy, khu công nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra và giám sát về môi trường. Cần phối hợp chặt chẽ giữa những cơ quan chức trách để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi gây ô nhiễm môi trường.

Thực hiện ký kết Nghị định thư Ki-ô-tô nhằm cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, bảo vệ bầu không khí trong lành của trái đất. Đồng thời hạn chế sự cố tràn dầu, rò rỉ dầu do khai thác, vận chuyển và đắm tàu.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm của người dân trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường.

Nguyên nhân:
- Do khí thải, khói bụi từ các nhà máy, khu công nghiệp, các phương tiện giao thông.
- Hoạt động sản xuất của con người (đốt rừng, chất thải sinh hoạt...)
- Núi lửa phun trào, bão cát, lốc bụi, xác động thực vật, chất phóng xạ...
Hậu quả:
- Tạo mưa a xit làm chết cây cối, phá huỷ các công trình xây dựng bằng kim loại.
- Gây các bệnh về đường hô hấp.
- Tăng hiệu ứng nhà kính, làm thủng tầng Ozon.
- Hiện tượng xảy ra trong khí quyển khi ánh sáng mặt trời đi qua khí quyển dễ dàng và được bề mặt Trái đất hấp thụ, nhưng bức xạ nhiệt của bề mặt Trái đất vào vũ trụ lại bị khí quyển hấp thụ không cho thoát ra ngoài.
Biện pháp bảo vệ và khắc phục:
- Trồng rừng, cấm đốt rừng.
- Giảm lượng khí thải $CO_{2}$ vào khí quyển.
- Xử lí khí thải trước khi thải vào khí quyển.
- Thực hiện nghị định thư Ki-ô-tô.