Trình bày đặc điểm sinh sản, vòng đời, biện pháp phòng tránh của sán lá gan và giun đũa

2 câu trả lời

 SÁN LÁ GAN :

- Đặc điểm sinh sản :

Sán lá gian lưỡng tĩnh, cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái với tuyến noãn hoàng. Phần lớn chúng có cấu tạo dạng ống phân nhánh và phát triển chằng chịt.

- Vòng đời :

+ Sự phát triển thay đổi vật chủ, qua nhiều giai đoạn ấu trùng.

+ Vòng đời: trứng -> ấu trùng có lông bơi -> ấu trùng trong ốc -> ấu trùng có đuôi -> kén sán -> sán trưởng thành trong gan, mật trâu, bò.

- biện pháp phòng tránh

+ Thực hiện ăn chín, uống sôi: đặc biệt không ăn các loại cá, ốc khi chưa được nấu chín kĩ dưới mọi hình thức, không ăn các loại rau sống mọc dưới nước.

+ Thực hiện rửa tay trước khi ăn, chế biến thức ăn; sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với phân, rác thải ...

+ Quản lý phân người và phân động vật, không dùng phân tươi để bón rau.

+ Sử dụng nước sạch để ăn uống.

+ Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.

GIUN ĐŨA :

- Đặc điểm sinh sản :

+ Giun đũa phân tính

+ Tuyến sinh đục đực và cái dạng ốn

+ Giun đũa thụ tinh trong

+ Con cái đẻ số lượng lớn

- Vòng đời :

+ Vòng đời giun đũa: trứng giun theo phân ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí giúp phát triển thành dạng ấu trùng. Người ăn phải trứng giiun đến ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu, đi qua gan, tim, phổi, rồi về lại ruột non kí sinh.

- biện pháp phòng tránh

+ Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau dọn nhà cửa….

+ Luôn ăn thức ăn đã nấu chín, nước đun sôi để nguội.

+ Không đi chân trần; nếu làm vườn, dọn rác, cây cỏ, cần đi ủng, mang khẩu trang, găng tay.

+ Đối với nhà vệ sinh, cống rãnh thoát nước, cần thường xuyên quét dọn.

+ Tẩy giun định kì 6 tháng/lần

 Đặc điểm sinh sản:

  + Sán lá gan

-Lưỡng tính
-Gồm: cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái với tuyến noãn hoàng.
- Có dạng ống phân nhánh và phát triển chằng chịt.

  +Giun đũa

- Sinh sản phân tính, tuyến sinh dục đực và cái đều ở dạng ống. Thụ tinh trong, con cái đẻ khoảng 200000 trứng một ngày.

Vòng đời:

   + Sán lá gan

-Sán đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng mỗi ngày). Trứng gặp nước nở thành ấu’trung có lông bơi.

-Ấu trùng chui vào sông kí sinh trong loài ốc ruộng, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng có đuôi.

-Ấu trùng có đuôi rời khỏi cơ thế ốc, bám vào cây cỏ.,bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vò cứng, trỏ' thành kén sán.

-Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.

   + Giun đũa

Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp ẩm, thoáng khí, phát triển thành ấu trùng trong trứng. Người ăn phải trứng (qua rau sống, quả tươi,...) đến ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu, qua gan, tim, phổi, rồi trở lại ruột non lần thứ 2 mới chính thức kí sinh ở đấy

Biện pháp phòng tránh:

- Sán lá gan: Để phòng chống bệnh sán lá gan ở người, mỗi cá nhân cần đảm bảo vệ sinh ăn uống và xử lý tốt nguồn chất thải: Thực hiện ăn chín, uống sôi. Không ăn gỏi cá và các món ăn chế biến từ cá, cua nếu chưa được nấu chín hoàn toàn. Không uống nước lã, không ăn gan các loài động vật chưa được nấu chín.

- Giun đũa:

+Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau dọn nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ thường xuyên với nước sát trùng.

+Luôn ăn thức ăn đã nấu chín, nước đun sôi để nguội.

+Hạn chế ăn rau sống; nếu cần, nên rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần với nước rửa rau chuyên dụng.