Trả lời giúp mk nhé em hiểu câu ca dao sau như thế nào Còng lưng gánh cực nên non Còng lưng mà gánh cực còn chạy theo

1 câu trả lời

Một biểu hiện độc đáo của ý chí trong con người xứ Nghệ là sự căm ghét, là tư tưởng vượt thoát cái nghèo, cái khổ. Đây là một bài ca dao diễn tả thái độ ấy của người dân trong xã hội cũ: Gánh cực mà đổ lên non/ Còng lưng mà chạy, cực còn chạy theo! Sự căm ghét cái vất vả, khổ nhục thật ghê gớm. Cũng là than thân nhưng ta thấy ở đây không bắt đầu bằng điệp khúc thương thay… ta thường gặp. Người Nghệ Tĩnh coi sự gian khó, đắng cay, tủi nhục… như một loại vật thể trước mắt, hiện hữu, ngổn ngang. Căm ghét vì nó cứ bám riết, đeo đẳng, người ta muốn tống khứ nó đi thật xa. Vì thế nên họ gánh cực mà đổ lên non. Thế nhưng, còng lưng mà chạy, cực còn chạy theo! Sự căm tức của nhân dân với cái nghèo, cái đói, cái bất công đã đến tột cùng, cực điểm. Đã làm tất cả để thoát nghèo nhưng cái nghèo không thôi ám ảnh. Tại vì thiên nhiên quá khắc nghiệt, khắt khe hay bởi cuộc đời xưa còn tồn tại quá nhiều trái ngang, bạc bẽo? Nghị lực, chí hướng, khát vọng đấu tranh thoát nghèo của người dân vì thế càng trở nên quyết liệt. Chí hướng ấy vẫn được người xứ Nghệ bao đời nay liên tục kế thừa theo tinh thần thời đại. Xưa gánh cực mà đổ, nhưng cực cứ còn chạy theo, đeo đuổi. Nay, cuộc sống mới vẫn còn nhiều gian khó nhưng ngày càng xuất hiện nhiều điển hình phát huy hiệu quả ý chí vượt thoát cái nghèo, có gan làm giàu và làm giàu chính đáng. Đọc bài ca dao, ta còn nhận ra rằng chí hướng ấy trong con người Nghệ Tĩnh cũng không chỉ thể hiện ở mặt trận kinh tế.
Câu hỏi trong lớp Xem thêm

các bạn giúp mình với hứa vote 5* Cuối xuân, khi cái rét muộn còn dùng dằng như chưa muốn bước chân đi, cũng là lúc mùa xuân bẽn lẽn chuẩn bị chia tay trong khi mùa hè sắp sửa tràn về. Cuối xuân, chỉ còn một vài vệt rét mỏng manh vương vãi, rải rác trên các bờ ao, góc vườn, ngõ xóm,... Cuối xuân, cũng là mùa hoa của hoa sầu đồng phơn phớt tím bung nở như dấu hiệu để gọi màu tìm bằng lăng, màu đỏ hoa phương đua sắc rực rỡ giữa trời hè. Tất cả đều lặng lẽ nhưng rạo rực. Trong khi ấy, một tiếng ve nhẹ nhàng, trong vắt, đứt quãng vang lên một cách rụt rè. Tiếng ve đơn độc như đang thứ giọng gọi mùa hè, mùa thi của học trò sắp đến rồi. Hình như tuổi thơ, tuổi học trò mới chú ý lắng nghe tiếng ve kêu, nên tiếng ve đơn độc kia đã khẽ khàng đẩy đưa tâm hồn trẻ thơ vào bức tranh chớm hạ. (Trích Tiếng ve gọi mùa - Ngô Văn Cừ) Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Câu 2 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn? Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Cuối xuân, khi cái rét muộn còn dùng dằng như chưa muốn bước chân đi, cũng là lúc mùa xuân bẽn lẽn chuẩn bị chia tay trong khi mùa hè sắp sửa tràn về. Câu 4 (2,0 điểm): Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên được gợi ra từ đoạn văn trên.

2 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước