1 câu trả lời
Brexit là một hiện tượng được chú ý rất nhiều trong thời gian qua. Brexit đã trở thành một sự kiện lịch sử mang tầm quốc tế, gây chấn động ở phạm vi toàn cầu. Trong bài viết này, chúng tôi mong muốn có thể mang đến cho bạn đọc cái nhìn toàn diện về Brexit cũng như những ảnh hưởng của nó. Hãy cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây !
Brexit là gì?
Brexit là từ được ghép bởi “Britain” và “exit” nhằm ám chỉ sự kiện nước Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu EU sau nhiều năm gắn bó.
Đây không phải lần đầu tiên xuất hiện những từ ghép như thế này vì từ năm 2012, khi Hy Lạp phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ nần trầm trọng và có nguy cơ phải rời khỏi EU thì từ ghép Grexit ( ghép bởi Greece và exit) đã được ra đời để ám chỉ vấn đề này.
Brexit cũng đã xuất hiện trong năm 2012, khi mà ngày càng có nhiều người nước Anh phản đối EU và nghi hoặc về quan hệ giữa Anh và cộng đồng này. Khi cuộc trưng cầu dân ý chính thức được mở ra, Brexit đã trở thành từ khóa được nhắc đến khi ám chỉ sự kiện Anh “li khai” khỏi Liên minh Châu Âu EU cũng như ám chỉ về cuộc trưng cầu dân ý này.
Ngày 13/11/2018, một sự kiện quan trọng đã đánh dấu một mốc lớn trong lịch sử nước Anh và EU, khi cả hai bên đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về việc Anh rời khỏi EU sau hai năm tiến hành đàm phán căng thẳng. Mặc dù mới chỉ là những thỏa thuận mang tính chất sơ bộ và vẫn còn những rào cản cho tới thỏa thuận cuối cùng nhưng đây được xem là dấu hiệu tích cực cho những động thái tiế theo của hai bên, để căng thẳng không còn tiếp tục leo thang nữa.
Nguyên nhân dẫn đến Brexit là gì?
Sự kiện Anh đề xuất tách khỏi Liên minh Châu Âu EU sau 45 năm “chung sống” (1973 – 1945) là một sự kiện lịch sử mang tầm quốc tế, sự kiện này gây chấn động không chỉ với đất nước được mệnh danh là xứ sở sương mù mà còn với toàn thế giới. Vậy Brexit xuất phát từ những lí do nào, chúng ta hãy cũng tìm hiểu ngay sau đây.
Thứ nhất, cuộc khủng hoảng dân nhập cư
Làn sóng nhập cư ngày càng lớn khiến cho người dân nước Anh ngày một lo ngại vì sự xáo trộn của nền văn hóa, đặc biệt là nỗi lo sự lan truyền của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đằng sau những luồng dân nhập cư đến.
Kết quả của các cuộc khảo sát chỉ ra rằng, người dân ngày càng bất mãn trước cuộc khủng hoảng dân nhập cư và sự bất lực, thất bại của chính phủ trong việc hạn chế cuộc khủng hoảng này. Dân nhập cư ngày càng nhiều làm gia tăng thêm cơn nóng giận của công chúng và học đã bỏ phiếu ủng hộ việc Brexit
Thứ hai, nội chính bất ổn
Châu Âu (Eurocreptic) luôn ẩn chứa những hoài nghi đối với các nghị sĩ thứ yếu trong Đảng Bảo thủ, chẳng hạn như việc muốn rút khỏi EPP trong Nghị viện Châu Âu. Sự nhún nhường, nhượng bộ của Thủ tưởng Cameron vẫn chưa bao giờ là đủ để làm hài lòng những nghị sĩ này.
Năm 2010, số lượng thành viên Eurocreptic trong Đảng Bảo thủ của Thủ tướng Cameron chiếm đa số, sự áp đảo về lực lượng của những nghị sĩ “cực đoan” đã gây cho Tổng thống nhiều sức ép về việc tổ chức cuộc trưng cầu ý dân và rắc rối từ đây đã bắt đầu xuất hiện.
Sau hàng loạt những diễn biến căng thẳng của cuộc “đấu tranh ngầm” giữa Tổng tống Cameron và các nghị sĩ của Đảng Bảo thủ, ngài Tổng thống đã phải cam kết về sự diễn ra của cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2017. Việc ngài Cameron tái đắc cử vào năm 2015 cho thấy Tổng thống không có lí do gì để thoái thác về cam kết trước đây của mình.
@phamhongson2022 cho mik xin ctlhn