Tinh chất hóa học của khí CO , CO2 , muối cacbonat
2 câu trả lời
- Phân tử CO có liên kết ba bền vững nên ở nhiệt độ thường C rất trơ, chỉ hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao.
- CO là oxit trung tính không có khả năng tạo muối → không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit ở nhiệt độ thường.
- CO2 tan trong nước tạo thành axit cacbonic (là một điaxit rất yếu):
CO2 + H2O $\longrightarrow$ H2CO3
- CO2 tác dụng với oxit bazơ → muối:
CaO + CO2 $\longrightarrow$ CaCO3
- CO2 tác dụng với dung dịch bazơ $\longrightarrow$ muối + (H2O)
NaOH + CO2 $\longrightarrow$ NaHCO3
* Sự thủy phân:
+ Muối cacbonat của kim loại kiềm bị thủy phân mạnh tạo môi trường kiềm:
Na2CO3 $\longrightarrow$ 2Na+ + CO32-
CO32- + H2O HCO3- + OH‑
- Trong một số phản ứng trao đổi Na2CO3 đóng vai trò như 1 bazơ:
2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O $\longrightarrow$ 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO2
- Muối (NH4)2CO3 có môi trường trung tính.
* Sự nhiệt phân:
+ Muối cacbonat tan không bị nhiệt phân (trừ muối amoni), muối cacbonat không tan bị nhiệt phân:
MgCO3 $\longrightarrow$ MgO + CO2
+ Tất cả các muối hiđrocacbonat đều bị nhiệt phân:
2NaHCO3 $\longrightarrow$ Na2CO3 + CO2 + H2O
Ca(HCO3)2 $\longrightarrow$ CaCO3 + H2O + CO2
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
I.Axit cacbonic (H2CO3)
a) Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí
-Nước tự nhiên và nước mưa có hòa tan khí cacbonic: 1000m3 nước hòa tan được 90 m3 khí CO2.
-Một phần khí CO2 tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit cacbonic. Vậy axit R2CO3 có trong nước tự nhiên và nước mưa. Khi đun nóng, khí CO2 bay ra khỏi dung dịch.
b) Tính chất hóa học
- H2CO3 là một axit yếu, dung dịch H2CO3 chỉ làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ nhạt, bị axit mạnh đẩy ra khỏi muối.
- H2CO3 là một axit không bền: H2CO3 tạo thành trong các phản ứng hóa học bị phân hủy ngay thành CO2 và H2O.
Pthh: H2CO3 CO2 + H2O
II. Muối cacbonat
a)Phân loại:
-Có 2 loại:
+Muối trung hòa: Na2CO3, CaCO3,..
+Muối axit (Hidrocacbonat) có nguyên tố H trong gốc axit: NaHCO3, Ca (HCO3)2...
b) Tính chất
* Tính tan
- Đa số các muối cacbonat không tan trong nước, chỉ có một số muối cacbonat tan được như Na2CO3, K2CO3...
-Hầu hết các muối hidrocacbonat đều tan trong nước như NaHCO3,Ca(HCO3)2,...
- Hầu hết muối cacbonat trung hòa không tan, như CaCO3, BaCO3, MgC03…
c) Tính chất hóa học
- Tác dụng với axit mạnh (HCl, HNO3, H,SO4,...) → muối mới + CO2.
NaHCO3 + HCl -> NaCl + CO2 + H2O
Na2CO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
- Muối cacbonat tan tác dụng được với dung dịch bazơ tạo thành bazơ mới và muối mới
K2CO3 + Ca(OH)2 -> 2KOH + CaC03
KHCO3 + Ba(OH)2 → KOH + BaCO3
2NaHCO3 + 2KOH → Na2CO3 + K2CO3 + 2H2O
- Muối cacbonat tan tác dụng được với dung dịch muối tạo thành 2 muối mới
Na2CO3 + CaCl2 -> 2NaCl + CaCO3
2NaHCO3 + BaCl2 → 2NaCl + BaCO3 + H2O + CO2
- Bị nhiệt phân hủy.
CaCO3 CaO + CO2
2NaHCO3 Na2CO3 + H2O + CO2
Xem thêm: https://hoahoc247.com/axit-cacbonic-va-muoi-cacbonat-a2978.html#ixzz7BgbtxKdK