TÌm hiểu về cuộc sống sự nghiệp Lê Hoàn Càng dài càng tốt

2 câu trả lời

#Luân

Lê Đại Hành (tên húy là Lê Hoàn, 941 – 1005) là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê, trị vì từ 980 đến 1005. Trong lịch sử Việt Nam, Lê Hoàn không chỉ là một vị hoàng đế có những đóng góp lớn trong chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt. Lê Hoàn cũng là người tạo tiền đề, điều kiện để thời gian sau đó Lý Công Uẩn có đủ khả năng dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010, mở ra một kỷ nguyên phát triển lâu dài của văn hóa Thăng Long - Hà Nội, thủ đô hiện tại của Việt Nam

Khi còn thiếu thời ông làm quan cho nhà Đinh dưới thời Đinh Tiên Hoàng, đến chức Thập đạo tướng quân. Lớn lên, Lê Hoàn theo giúp Nam Việt vương Đinh Liễn, tính tình phóng khoáng, có chí lớn. Sứ quân Đinh Bộ Lĩnh khen là người trí dũng, chắc thế nào cũng làm được việc, bèn giao cho cai quản 1 nghìn quân sĩ. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, tức vua Đinh Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Năm 971, Đinh Tiên Hoàng bắt đầu quy định cấp bậc văn võ, tăng đạo. Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân.

Mùa thu năm 979 do Chi hậu nội nhân Đỗ Thích giết Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt Vương Đinh Liễn ở sân cung Lê Hoàn lên làm nhiếp chính đảm đương việc nước, xưng là Phó vương.

Tháng 8 năm 980, vua Tống xuống chiếu đem quân xâm lược Đại Cồ Việt, Tháng 10 cùng năm, vua Lê Hoàn sắp phát binh, sai Nha hiệu là Giang Cự Vọng, Vương Thiệu Tộ đưa thư sang Tống giả làm thư Vệ vương Đinh Toàn thỉnh cầu Lê Hoàn nối ngôi cha, ban cho mệnh lệnh chính thức; ý muốn hoãn binh nhà Tống

Mùa thu năm 980, quân Tống khởi hành; tháng 12 năm 980, quân Tống phá được hơn 1 vạn quân Đại Cồ Việt

Vua Lê Hoàn cho quân đóng cọc ở biển để chặn quân thuỷ nhà Tống rồi đem tất cả lực lượng chặn đánh nhà Tống 1 cách quyết liệt làm cho nhà Tống thu thê thảm

Sau chiến tranh, nước Việt an bình, bầy tôi dâng tôn hiệu cho vua Lê Hoàn là Minh Càn Ứng Vận Thần Vũ Thăng Bình Chí Nhân Quảng Hiếu Hoàng Đế. Vua sai sứ sang nhà Tống cống các đồ thổ sản và dâng biểu tạ lỗi

Năm 990, Lê Hoàn lại đem quân đánh vào châu Địa Lý (Chiêm Thành), bắt được nhiều quân dân và tịch thu nhiều của cải. Đến các năm 995 và 997, quân Chiêm kéo sang đánh phá biên giới Đại Cồ Việt, Lê Hoàn phải cho quân đánh đuổi.

Lê Hoàn khi cai trị đã cho xây dựng nhiều công trình, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp để chấn hưng đất nước. Lê Hoàn cũng là vị vua đầu tiên tổ chức đào sông.

Ông cũng là người sáng tác ra bài thơ Nam quốc sơn hà.

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"

Mùa xuân năm 1005, Lê Hoàn mất ở điện Trường Xuân, gọi là Đại Hành Hoàng Đế, sau nhân đó dùng làm miếu hiệu mà không đổi, triều đình chôn ở sơn lăng châu Trường Yên.

Chúc bạn học tốt UwU

Đề : Tìm hiểu về cuộc sống sự nghiệp Lê Hoàn.

* Bn tham khảo nha ^_^ 

Bài làm

          Lê Đại Hành (941-1005) ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hoá (có thuyết nói: Lê Hoàn sinh ở Thanh Liêm, Hà Nam) trong một gia đình nghèo khổ, bố là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị Sen. Cha mẹ mất sớm, Lê Hoàn phải đi làm con nuôi cho một vị quan nhỏ. Lớn lên, ông đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn và lập được nhiều chiến công khi Đinh Tiên Hoàng "dẹp loạn 12 sứ quân", thống nhất đất nước, lập nên cơ nghiệp Nhà Đinh. Ông được Đinh Tiên Hoàng phong làm Thập Đạo tướng quân lúc vừa tròn 30 tuổi. Khi cha con Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết hại, Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua. Nhân cơ hội đó, Nhà Tống cho quân sang xâm lược nước ta. Vì lợi ích của dân tộc, Thái hậu Dương Vân Nga đã trao ngôi vua cho Lê Hoàn. Lê Hoàn lên ngôi vua lấy niên hiệu là Lê Đại Hành. Vẫn lấy tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư.

          Ông lên nắm quyền là tướng của sứ quân Hoa Lư Đinh Bộ Lĩnh . Năm 968, sau khi đánh tan các sứ quân khác, Đinh Bộ Lĩnh thành lập vương quốc Đại Việt lấy Hoa Lư làm kinh đô. Lê Hoàn được phong làm "Thập mạch tướng quân" và chỉ huy quân sự của vương quốc.

           Lớn lên, Lê Hoàn theo giúp Nam Việt vương Đinh Liễn, tính tình phóng khoáng, có chí lớn. Sứ quân Đinh Bộ Lĩnh khen là người trí dũng, chắc thế nào cũng làm được việc, bèn giao cho cai quản 1 nghìn quân sĩ. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, tức vua Đinh Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Năm 971, Đinh Tiên Hoàng bắt đầu quy định cấp bậc văn võ, tăng đạo. Đinh Đế lấy Nguyễn Bặc làm Định quốc công, Lưu Cơ làm Đô hộ phủ Sĩ sư, Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân, Tăng thống Ngô Chân Lưu được ban hiệu là Khuông Việt đại sư, Trương Ma Ni làm Tăng lục, Đạo sĩ Đặng Huyền Quang được trao chức Sùng chân uy nghi.

          Tháng 10 năm 979, Chi hậu nội nhân Đỗ Thích giết Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt Vương Đinh Liễn ở sân cung. Định quốc công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền cùng Lê Hoàn rước Vệ vương Đinh Toàn lên ngôi hoàng đế và tôn mẹ Đinh Toàn là Dương Vân Nga làm Hoàng thái hậu.Vệ vương Đinh Toàn lên ngôi khi mới 6 tuổi, Lê Hoàn làm nhiếp chính đảm đương việc nước, xưng là Phó vương. Định quốc công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền, Phạm Hạp nghi ngờ Hoàn sẽ làm điều bất lợi cho vua nhỏ, bèn dấy binh, chia hai đường thủy bộ, muốn tiến về Hoa Lư giết Lê Hoàn.

          Lê Hoàn chỉnh đốn quân lữ, đánh nhau với Đinh Điền, Nguyễn Bặc ở Tây Đô, Đinh Điền, Nguyễn Bặc bỏ chạy, đem quân thủy ra đánh. Lê Hoàn nhân chiều gió phóng lửa đốt thuyền chiến, chém Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc đóng cũi đưa về kinh sư, sau đem chém. Phạm Hạp được tin, mất khí thế, chạy về làng Cát Lợi ở Bắc Giang. Lê Hoàn đuổi theo, bắt sống Phạm Hạp mang về kinh sư.

         Ông là vị vua thứ 3 của vương quốc Đại Việt , trị vì từ năm 981 đến năm 1005 - Vị Hoàng Đế sáng lập nhà Tiền Lê nước Đại Cồ Việt, trị vì nước Đại Cồ Việt trong 24 năm. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Ông đầu tiên là tướng quân chỉ huy một vạn quân. của triều đình Đại Việt dưới triều Đinh Bộ Lĩnh . Sau cái chết của Đinh Bộ Lĩnh vào cuối năm 979, Lê Hoàn trở thành nhiếp chính cho người kế vị Đinh Bộ Lĩnh, tức là Đinh Toàn mới 6 tuổi . Lê Hoàn phế truất ngôi vua, lấy mẹ là Thái hậu Dương Vân Nga , và năm 980 ông lên ngôi. Ông chỉ huy quân đội Việt Nam chống lại cuộc xâm lược phía bắc vào năm 981, sau đó dẫn đầu cuộc xâm lược bằng đường biển vào vương quốc Champa phía nam vào năm 982.

           Cuối năm 979 Đinh Bộ Lĩnh và con trai là Đinh Liễn bị một viên quan tên là Đỗ Thích giết khi đang ngủ trong sân. Sau cái chết của nhà vua và hoàng tử, các thành viên đáng chú ý của triều đình là Nguyễn Bặc và Lê Hoàn lên ngôi hoàng tử 6 tuổi Đinh Toàn làm vua. Tuy nhiên Thái hậu họ Dương muốn Lê Hoàn trở thành người cai trị vì điều đó sẽ tốt hơn cho vương quốc. Đinh Toàn từ bỏ vương vị trong khi Lê Hoàn lên nắm quyền với niên hiệu là Thiên Phúc, từ đó chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang họ Lê .