“Tiên phát chế nhân” là một nghệ thuật độc đáo trong cuộc kháng chiến chống quân Tống của ?

2 câu trả lời

Tiên phát chế nhân” là một kế sách trong “Tam thập lục kế”, nghĩa là “Ra tay trước chế phục người”. Và trong cuộc chiến tranh chống Tống xâm lược (1075-1077), thực hiện tư tưởng quân sự và áp dụng binh pháp “tiên phát chế nhân”, quân và dân Đại Việt, mà người đứng đầu ba quân tướng sĩ là Lý Thường Kiệt đã chủ động tiến công trước để triệt phá cơ sở chuẩn bị, làm giảm thiểu sức mạnh, ý chí và hành động xâm lược của quân địch, tạo tiền đề cho việc giành thắng lợi trong chiến tranh. Với việc dùng chính binh pháp của Trung Hoa để cầm quân tập kích bất ngờ nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã làm được điều mà người Tống ngày ấy không ai nghĩ rằng kế sách của tiền nhân họ lại đập vào lưng hậu thế của mình.

Đây là một điển hình về trí sáng tạo, là tư tưởng chiến lược rất táo bạo nhưng đúng đắn, tạo sự bất ngờ và phù hợp với điều kiện nước ta lúc bấy giờ. Bởi lẽ, nếu biết được âm mưu của nhà Tống mà ta chỉ bí mật chuẩn bị để đợi giặc đến thì khó có thể chủ động đánh bại được kẻ thù và nếu có giành thắng lợi cũng sẽ chịu nhiều tổn thất. Vì vậy, chủ động tiến công đánh bại ý chí xâm lược của địch ngay trên đất nước của chúng để bảo vệ giang sơn, xã tắc, gây bất ngờ, hoảng loạn đối với địch là nét độc đáo trong lịch sử dân tộc.

*"Tiên phát chế nhân" là một nghệ thuật độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống của nước Đại Việt ta thời nhà Lý

*Cụ thể,vào tháng 10/1075,Lý Thường Kiệt đã sử dụng nghệ thuật quân sự "tiên phát chế nhân" tức "chủ động tiến công trước vào hậu phương địch,sau rút lui để tự vệ"→Khiến quân Tống bị động và hoang mang

@TriLeCongTri