Thuyết trình về một danh lam thắng cảnh ở Đồng Nai Giúp mik zới mn

2 câu trả lời

Danh thắng Bửu Long nằm ở hướng Tây Bắc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Danh thắng Bửu Long  do tác động của mưa gió nên bị bào mòn tạo thành dáng hình đẹp. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức miêu tả núi Bửu Phong phía Tây Nam ngó xuống Đại Giang, hộ vệ phía sau núi Long Ẩn, suối Bàu Tẩm Nhuận, dẫn tưới ruộng nương. Trên núi có chùa Bửu Phong, phía tả có đá long đầu đứng sừng sững, phía hữu có đá thiền sàng la liệt, khói mây man mác, cây cối sum suê. Vân nhân nghiêng Bầu vinh giai tiết, mỹ nữ nối gót đến hành hương, thật là đệ nhất thắng cảnh của trấn thành vậy”. Danh thắng Bửu Long với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, hài hòa với những công trình kiến trúc tôn giáo mang dấu ấn của nhiều thời đại.

Khu danh thắng Bửu Long có hai cụm chính: cụm núi Bình Điện và Long sơn thạch động. Trên ngọn núi Bình Điện có chùa Bửu Phong được khai sơn rất sớm với lối kiến trúc chạm trỗ hoa văn tinh tế, độc đáo là một tuyệt tác hoàn hảo đậm nét dân tộc. Từ dưới chân núi lên đến chùa phải qua 99 bậc tam cấp. Cảnh trí chùa tĩnh mịch, xung quanh chùa có nhiều cây cổ thụ với nhiều tảng đá thiên tạo kỳ thú làm tăng thêm vẻ uy nghiêm nơi thiền lâm. Cho đến nay, vẫn chưa tìm thấy tài liệu nào ghi lại chính xác năm chùa xây dựng. 

Bên cạnh sự thơ mộng, hùng vĩ của núi cao, hồ rộng, chùa xưa … danh thắng Bửu Long còn thu hút đông đảo du khách bởi sự hiện hữu của khu văn miếu Trấn Biên vừa được khôi phục lại trên khuôn viên hai hecta với đầy đủ các hạng mục công trình: cổng Tam Quan, nhà bia, Khuê Văn Các, Nghiêu Trì, nhà Bái đường, nhà thư khố, văn vật khố, nhà đề danh, hội trường. Tương lai không xa danh thắng Bửu Long sẽ được đầu tư phát triển thành trung tâm văn hóa du lịch phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước.

Dọc khắp dải đất hình chữ S Việt Nam ta có không biết bao nhiêu là kỳ quan thắng cảnh, cứ mỗi một địa phương lại ghi dấu vào bản đồ địa lý, vào tâm hồn của người dân, du khách bằng những địa danh với những vẻ đẹp độc đáo làm nên thương hiệu. Đến với Quảng Nam người ta ưa nhất là Phố cổ Hội An, ra đến Đà Nẵng người ta thích chùa Linh Ứng, Bà Nà Hill, Non Nước Ngũ Hành, ra đến Huế người ra không khỏi đắm say với vẻ thơ mộng, cổ kính của cố đô, ngàn năm vang bóng kinh thành Phú Xuân. Ra miền Bắc, Hà Nội có 36 phố phường, Văn Miếu, Lăng Chủ Tịch, Hoàng thành Thăng Long,... ngược lên Tây Bắc có bạt ngàn ruộng bậc thang như một bức tranh được sắp đặt tỉ mỉ. Thì có lẽ về với mảnh đất Đồng Nai, người ta vẫn thường nhớ đến các khu danh thắng gắn liền với sông nước, thác ghềnh, dù không thuộc Tây Nguyên nhưng vẫn mang âm hưởng vùng này. Tiêu biểu nhất chính là khu du lịch sinh thái thác Giang Điền, với biệt danh "Đà Lạt giữa miền Đông"

Khu du lịch sinh thái thác Giang Điền là một trong những khu du lịch sinh thái lớn nhất tại Việt Nam, được hình thành vào năm 2006, hiện thuộc ấp Hòa Bình, xã Giang Điền, huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai, cách thành phố Hồ Chí Minh 45km dọc theo quốc lộ 1A. Với tổng diện tích lên tới 67ha, bao gồm nhiều công trình kiến trúc, tiểu cảnh nhân tạo có giá trị thẩm mỹ cao kết hợp với hệ thống thác, ghềnh tự nhiên hấp dẫn, tạo nên một không gian du lịch hấp dẫn, thơ mộng, thu hút hàng chục ngàn khách du lịch tìm tới mỗi năm.

Trong đó quan trọng và ấn tượng nhất là nên sức hấp dẫn của khu du lịch sinh thái này chính là thác Giang Điền, gắn liền với truyền thuyết về tình yêu chung thủy của một cặp trai gái, vì tình mà tuẫn tiết quyên sinh tại thác. Cũng chính vì tích này mà nơi đây đã trở thành nơi hẹn thề của nhiều cặp trai gái trẻ tuổi, mong cho tình yêu của mình cũng vĩnh viễn viễn bền chặt với sự chứng kiến của dòng thác xinh đẹp. Cho đến hiện nay người ta vẫn chưa lý giải được khởi nguồn cái tên Giang Điền của khu thác, một số giả thiết cho rằng vì trước kia thác nằm giữa một cánh đồng lúa xanh mượt, ngút ngàn thế nên người ta lấy tên "Giang Điền" ý chỉ một dòng sông nằm giữa cánh đồng lớn. Khởi thủy của dòng dòng bắt nguồn từ những dòng suối nhỏ hợp lại đổ về con sông Buông sau đó xuôi theo dòng chảy hòa mình vào sông Đồng Nai, đến khu vực này gặp những ghềnh đá cao thì trở thành thác với ba dòng chảy chính là thác Chàng, thác Nàng và thác chính Giang Điền. Trong đó thác Chàng và thác Nàng là nơi trước kia đôi nam nữ đã quyên sinh, thế nên còn có tên gọi khác là thác Đôi để tưởng nhớ. Mặc dù thuộc khu vực Đông Nam Bộ thế nhưng khu thác này vẫn phảng phất một vài nét hoang sơ kỳ vĩ của vùng đất Tây Nguyên, dẫu độ cao trung bình của dòng thác chỉ tầm 20m, thế nhưng dòng chảy lại khá mạnh mẽ. Nước từ trên đổ xuống luồn lọt qua khe đá va vào các ghềnh đá phía dưới tung bọt trắng xóa rồi hòa vào dòng chảy hiền hòa bên dưới phát ra những tiếng "ầm ào" đưa con người ta về gần với cảnh hoang sơ của thiên nhiên hơn cả. Một số nhận định của du khách cho rằng thác Giang Điền cũng có những vẻ đẹp nguyên sơ, thơ mộng chẳng kém là bao so với thác Cam Ly nổi tiếng tại Đà Lạt, chẳng qua chỉ thiếu đi một chút hoang sơ, hùng vĩ và thêm vào dịu dàng dàng, mềm mại mà thôi. Tuy nhiên nếu có ý định ghé thăm thác Giang Điền, du khách cũng cần chọn lựa thời điểm thích hợp, bởi lẽ khí hậu miền Nam đặc trưng bởi hai mùa mưa nắng rõ rệt. Vào mùa mưa lưu lượng sông thấp, dòng chảy yếu, nước trong và thác chảy hiền hòa, trái lại vào mùa mưa, nước sông dâng cao, thác chảy xiết và mạnh kéo theo nhiều phù sa, điều đó cũng phần nào làm mất mỹ quan của thác. Chính vì vậy nên chọn đi du lịch vào mùa nắng là tốt nhất vừa đẹp vừa an toàn.

Bên cạnh cảnh điểm chính là thác Giang Điền thì khu du lịch sinh thái còn có những cảnh quan đáng chú ý khác được nhiều du khách ưa thích. Tiêu biểu là vườn hoa cẩm tú cầu, một loài hoa đặc trưng của thành phố Đà Lạt, ở nơi đây cũng được chăm sóc kỹ càng, hầu như ở hoa bốn mùa. Mang đến cho du khách những niềm vui thú thưởng thức loài hoa độc đáo này mà không cần phải lên tận Đà Lạt - thành phố ngàn hoa. Thứ hai nữa chính là được dạo bước trên cầu Mimosa, cây cầu treo mềm mại nối liền giữa thác chính Giang Điền và thác Đôi, đứng trên cầu phóng tầm mắt xuống dưới du khách có thể thoải mái chiêm ngưỡng toàn cảnh khu khác, với dòng nước tung bọt trắng xóa và những ghềnh đá xanh xám xếp tầng lớp ở xung quanh khu thác. Thêm vào đó thì khu vườn tình yêu cắm đầy những cọc gắn trái tim màu tím, hay khu vườn chong chóng rực rỡ cũng là một điểm đến lý tưởng cho những bạn trẻ ưa thích lưu lại những tấm ảnh đẹp và rực rỡ. Bên cạnh đó đồi Bích Họa cũng là một nơi thỏa mãn thú thường thức mỹ thuật của nhiều du khách với những bức tranh được tô điểm trang trí bằng nhiều gam màu độc đáo, với những cảnh sắc lý thú. Ngoài ra hồ Tuyền Lâm, rừng cây, nhà Rông, và nhiều tiểu cảnh khác cũng có nhiều điều thú vị mà có lẽ du khách đến tham quan không bao giờ muốn bỏ lỡ. Thêm một điểm cộng cho khu du lịch sinh thái Giang Điền ấy là giá vé vào cửa khá rẻ chỉ 40000 đồng/người, tiền thuê áo phao là 20000 đồng/cái phù hợp với mọi đối tượng du khách tham quan. Không chỉ vậy để phục vụ cho nhu cầu nghỉ dưỡng, hoạt động ngoài trời, nơi đây còn cung cấp các dịch vụ nhà hàng, khách sạn, cho thuê lều trại với giá cả phải chăng, được du khách vô cùng ưa chuộng.

Dù không phải là miền đất du lịch, thế nhưng khu du lịch sinh thái thác Giang Điền chính là một điểm nhấn du lịch đầy ấn tượng, thu hút du khách trong và ngoài nước, làm phong phú và thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam ngày càng phát triển đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái. Nếu có cơ hội được ghé thăm Đồng Nai thì đừng chần chừ mà hãy ghé đến khu du lịch sinh thái thác Giang Điền một lần để tận hưởng "Đà Lạt của miền Đông" nhé các bạn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, nhà văn đã sử dụng rất thành công nghệ thuật tương phản. Hai mặt tương phản cơ bản trong tác phẩm được thế hiện rõ nét: một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả; bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ. Những người dân hộ đê quần quật làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: “Tình cảnh trông thật là thảm”. Viên quan đi hộ đê thì ngược lại. Hắn ta ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn–nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, “tình cảnh thảm sầu” không sao kể xiết. Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.

5 lượt xem
1 đáp án
22 giờ trước