thuyết trình về châu phi gồm : 1.Điều kiện tự nhiên +Diện tích +Vị trí địa lí +Địa hình +Khí hậu +Cảnh quan +Khoáng sản 2.Kinh tế +Nông nghiệp +Công nghiệp 3 Dân cư -Xã hội +Dân số +Tình hình xã hội giúp mình gấp
2 câu trả lời
1. Vị trí địa lí
– Diện tích: hơn 30 triệu km2.
– Vị trí:
+ Từ vĩ tuyến 37°20’B – 34°52’N
+ Phần lớn diện tích nằm trong đới nóng.
– Hình dạng lãnh thổ:
+ Được bao bọc bởi các biển và đại dương, đó là: Địa Trung Hải, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Biển Đỏ.
+ Đường bờ biển ít bị chia cắt; ít vịnh biển, bán đảo, đảo.
2. Địa hình và khoáng sản
* Địa hình:
– Độ cao: Lục địa Phi như một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m.
– Các dạng địa hình:
+ Chủ yếu là các sơn nguyên xen bồn địa thấp.
+ Ít núi cao và đồng bằng thấp.
+ Phía đông có nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài.
– Hướng nghiêng: Đông Nam-Tây Bắc.
* Khoáng sản đa dạng, phong phú:
– Các loại khoáng sản: Dầu mỏ, khí đốt, sắt, vàng, đồng, chì,…
– Phân bố: Ven biển Bắc Phi, Trung Phi và Nam Phi.
3. Khí hậu
– Vị trí: Phần lớn lãnh thổ Châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến nên ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền.
– Đặc điểm khí hậu:
+ Nhiệt độ trên 200C, thời tiết ổn định.
+ Châu Phi có khí hậu nóng, khô nhất thế giới.
– Hoang mạc chiếm diện tích lớn (Xa-ha-la, Nam-míp,…).
4. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên
– Các môi trường tự nhiên nằm tương xứng qua đường xích đạo.
– Đặc điểm của các môi trường:
+ Môi trường xích đạo ẩm: thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm.
+ Hai môi trường nhiệt đới: rừng thưa cây bụi, tập trung nhiều động vật ăn cỏ, ăn thịt.
+ Hai môi trường hoang mạc: động thực vật nghèo nàn.
+ Hai môi trường Địa Trung Hải: rừng cây bụi rụng lá, khí hậu mát mẻ.
5. Nông nghiệpa. Ngành trồng trọt
– Đặc điểm:
+ Cây công nghệp được trồng theo hướng chuyên môn hóa để xuất khẩu.
+ Cây lương hực chiếm tỉ trọng nhỏ, kĩ thuật lạc hậu, không đủ đáp ứng nhu cầu.
– Phân bố:
+ Cây công nghiệp (Cà phê, cọ dầu, ca cao): Ở duyên hải phía Bắc và vịnh Ghinê, phía Đông châu lục,…
+ Cây ăn quả cận nhiệt (Cam, chanh, nho, ôliu): Ở cực Bắc và cực Nam châu lục, môi trường Địa Trung Hải.
+ Cây lương thực (Lúa mì, ngô, kê, lúa gạo): Ở các nước ven Địa Trung Hải và Cộng hòa Nam Phi, Ai cập, châu thổ sông Nin,…
b. Ngành chăn nuôi
– Kém phát triển, hình thức chủ yếu là chăn thả.
– Nuôi ở thảo nguyên hoặc bán hoang mạc.
– Vật nuôi tiêu biểu: Cừu, dê.
6. Công nghiệp
– Đặc điểm:
+ Nền công nghiệp chậm phát triển.
+ Giả trị sản lượng công nghiệp chiếm 2% toàn thế giới.
– Một số ngành tiêu biểu: Khai thác khoáng sản, lắp ráp, luyện kim màu, hóa chất,…
– Một số nước tương đối phát triển: Cộng hòa Nam Phi, Li –Bi, An –giê-ri, Ai Cập.
7. Dịch vụ
– Hoạt động xuất – nhập khẩu:
+ Các mặt hàng xuất khẩu: Chủ yếu là nguyên liệu thô, nông sản nhiệt đới.
+ Các mặt hàng nhập khẩu: Máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng và lương thực.
– Ngành du lịch: Phát triển ở một số nước như Ai Cập, Ni-giê-ri,…
8. Đô thị hóa
– Đặc điểm:
+ Tốc độ đô thị hóa không tương xứng với trình độ phát triển kinh tế.
+ Bùng nổ dân số đô thị châu Phi.
– Nguyên nhân:
+ Gia tăng dân số tự nhiên cao, thiên tai, sản xuất nông nghiệp không phát triển.
+ Nội chiến liên miên, dân tị nạn về thành phố.
– Hậu quả:
+ Kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
+ Nảy sinh nhiều vấn đề an sinh, xã hội.
+ Tác động xấu đến môi trường.
9. Khu vực Bắc Phia. Khái quát tự nhiên
– Phía Bắc:
+ Dãy núi trẻ At-lat ở rìa phía tây bắc của châu lục. Các đồng bằng ven Địa Trung Hải.
+ Khí hậu Địa Trung Hải.
+ Thảm thực vật: rừng lá rộng rậm rạp ở sườn đón gió, vào sâu nội địa là xavan, cây bụi.
– Phía Nam:
+ Hoang mạc nhiệt đới (hoang mạc Sahara).
+ Khí hậu rất khô và nóng.
+ Thực vật: gồm những bụi cỏ gai thưa thớt, cằn cỗi; các ốc đảo có cây cối xanh tốt.
=> Thiên nhiên phân hóa từ Bắc – Nam, lượng mưa và địa hình chi phối chủ yếu sự phân hóa thiên nhiên.
b. Khái quát kinh tế – xã hội
– Dân cư, tôn giáo: Bắc Phi chủ yếu là người Ả Rập và Béc be thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it theo đạo hồi.
– Các nước Địa Trung Hải:
+ Có lịch sử phát triển từ rất sớm: nền văn minh sông Nin, kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác.
– xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phốt phát và du lịch.
+ Trồng các loại cây: Lúa mì, ô liu, cây ăn quả cận nhiệt đới.
– Các nước thuộc Sa-ha-ra:
+ Có nhiều đô thị mới với các công trình khai thác, chế biến dầu mỏ.
+ Trồng các loại cây: lạc, bông, ngô,…
10. Khu vực Trung Phia. Khái quát tự nhiên
Có sự khác nhau giữa phía tây và phía đông
– Phía Tây: chủ yếu là bồn địa, khí hậu xích đạo ẩm và nhiệt đới.
+ Môi trường xích đạo ẩm: khí hậu nóng, mưa nhiều, đất đai màu mỡ, rừng rậm xanh quanh năm. Sông ngòi dày đặc, lớn nhất là sông Công – gô.
+ Môi trường nhiệt đới: có một mùa mưa, một mùa khô; phát triển rừng thưa và xavan.
11. Khu vực Nam Phi. Khái quát tự nhiên
– Đặc điểm địa hình:
+ Là cao nguyên khổng lồ cao trung bình hơn 1000m.
+ Phía đông nam là dãy Đrê-ken-béc nằm sát biển cao 3000m.
+ Trung tâm là bồn địa Ca-la-ha-ri.
– Đặc điểm khí hậu:
+ Phần lớn Nam Phi nằm trong môi trường khí hậu nhiệt đới.
+ Cực Nam có khí hậu địa trung hải.
+ Lượng mưa và thảm thực vật phân hoá theo chiều từ tây sang đông.
b. Khái quát kinh tế – xã hội
– Đặc điểm dân cư, xã hội:
+ Thành phần chủng tộc đa dạng: 3 chủng tộc lớn và người lai.
+ Tôn giáo: Phần lớn theo đạo Thiên Chúa.
– Đặc điểm kinh tế:
+ Các nước khu vực Nam Phi có trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch.
+ CH Nam Phi là nước công nghiệp phát triển nhất.
+ Mô-dăm-bích, Ma-la-uy… là những nước nông nghiệp lạc hậu.
– Phía Đông: địa hình có độ cao lớn nhất, gồm sơn nguyên và hồ kiến tạo; khí hậu gió mùa xích đạo; phát triển “xavan công viên”, rừng rậm ở sườn đón gió; khoáng sản (vàng, đồng, chì,…).
b. Khái quát kinh tế – xã hội
– Dân cư: là khu vực đông dân nhất Châu Phi, chủ yếu là người Bantu chủng tộc Nêgrốit, tín ngưỡng đa dạng.
– Kinh tế: Chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản, trồng cây công nghiệp để xuất khẩu.
– Khó khăn: Đất đai thoái hoá, hạn hán, nạn châu chấu, giá nông sản và khoáng sản không ổn định.
* Mik viết hết nha, còn bạn thấy dài thì rút lại*
1 điều kiện tự nhiên
châu phi là châu lục lớn thứ ba thế giới diện tích hơn $30km^{2}$
vị trí địa lí: nằm giữa chí tuyến bắc và chí tuyến nam
địa hình: có thể coi châu phi là một khối cao nguyê khổng lồ, cao trung bình 750m
khí hậu:có khí hậu nóng, nhiệt độ trung bình năm trên $20^{0}$ C, lượng mưa tương đối ít và giảm daafn về hai chí tuyến
cảnh quan: phần đông của lục địa được nâng lên mạnh,nền đá bị nứt vỡ đổ sụp tạo thành nhiều hồ dẹp và dài
khoáng sản: vàng,kim cương, urannium,sắt, đồng,phốt phát
2 kinh tế
nông nghiệp:
cây công nghiệp được trồng trong các đồn điền theo hướng chuyên môn hóa,nhằm mịc đích xuất khẩu,Ca cao là cây trồng quan trọng bậc nhất,phân bố ở vùng duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.Cà phê được trồng nhiều ở phía tây và phía đông.ngoài ra còn có lạc,cao su, bông, thuốc lá, chè
công nghiệp:
châu phi có nền công nghiệp phát triển chậm.Ngoài ngành khai khoáng truyền thống, nhiều nước châu phi chỉ phát triển công nghiệp thực phẩm và lắp ráp cơ khí. Công nghệ luyện kim và chế tạo máy chỉ phát triển ở vài nước
3 Dân cư- xã hội
dân số phân bố ko đều các hoang mạc lớn và vùng rậm xích đạo hầu như ko có người ở, còn ở những vùng ven biển thì dân số tập trung rất đông
tình hình xã hội bùng nổ dân số và hạn há đã làm cho hàng chụ triệu người ở châu phi thường xuyên bị nạn đói đe dọa, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn giữa các nước, dịch bệnh AIDS/HIV đã làm cho nhiều người phải nợ đầy người vì ko có đủ tiền chữa bệnh