thuyết minh về 1 bài hát

2 câu trả lời

Rock là thể loại âm nhạc kén người nghe và kén cả nghệ sĩ. Người đến với Rock thì nhiều nhưng người thành danh từ dòng nhạc này thì thực sự hiếm hoi. Với Rock Việt Nam, đông đảo công chúng đểu đánh giá ban nhạc Bức Tường là một cái tên đình đám. Trong đó, trưởng nhóm của Bức Tường là cố nhạc sĩ, ca sĩ Trẩn Lập không chỉ là một ngôi sao ca nhạc mà còn là tấm gương vê' phong cách và nghị lực sống.

 

Về tiểu sử, Trần Lập tên khai sinh là Trần Quyết Lập, sinh ngày 12 tháng 12 năm 1974 và mất ngày 17 tháng 03 năm 2016. Anh là con út trong một gia đình nghèo đông con và ngay từ thuở nhỏ, Trẩn Lập đã nếm trải nhiều khó khăn của cuộc sống. Gia đình không có ai đi theo con đường nghệ thuật nhưng bằng cách này hay cách khác, âm nhạc luôn sống mãnh liệt bên trong cậu bé ngây thơ. Đó là âm nhạc từ chiếc đài Liên Xô treo trước cửa giúp cậu bé chưa đầy sáu tuổi vượt qua nỗi sợ hãi vô hình trong căn nhà khóa trái cửa khi người lớn đi vắng. Tình yêu âm nhạc còn được bồi đắp từ người cha, vốn là một sĩ quan quân đội nhiều tài lẻ, đặc biệt là khả năng chơi phong cầm. Ngày nhỏ, mỗi khi nghe bố đệm hát cho các tiết mục của đơn vị, cậu bé Trần Lập cũng say sưa theo những âm thanh phát ra từ loại nhạc cụ kì diệu này. Lớn thêm một chút, Trần Lập được tiếp xúc với nhiều thể loại âm nhạc hơn từ băng đĩa nhưng khơi gợi nhiều cảm xúc nhất trong cậu thiếu niên khi ấy là những tác phẩm của Smokie, Queen, Deep Purple... chất nhạc mạnh mẽ ấy gần gũi với khát khao bứt mình ra khỏi sự yếu đuối và vươn lên giữa cuộc đời luôn nung nấu trong anh. Mãi về sau, Trẩn Lập mới biết đó là dòng nhạc Rock và đó là dòng nhạc gắn với vận mệnh của cuộc đời mình.

 

Để vươn tới giấc mơ nghệ thuật, Trần Lập từng đương đầu với nhiểu thử thách, đó là hoàn cảnh éo le khi các anh chị anh mưu sinh ở nước ngoài còn anh phải chăm sóc cha mẹ bị đau ốm. Khi thì Trẩn Lập phải bươn chải bằng nhiều nghề, hầu hết là nghề chân tay như làm bánh mì, làm bánh xe thồ, xích líp xe đạp... Tất cả những công việc này đều không đi đến đâu bởi Trần Lập vừa không phù hợp vừa không đặt tâm trí vào đó. Và rồi chính âm nhạc đem lại bước ngoặt và giải thoát cho anh khỏi bế tắc trước những con đường cuộc đời. Như một minh chứng cho việc được âm nhạc lựa chọn, trước khi nộp đơn đi lính vài ngày, anh được mời đến dự sinh nhật cô bạn cùng lớp tổ chức tại một sàn nhảy. Trong những thanh âm nhạc sống dổn dập, tình yêu ầm nhạc như bừng cháy, Trẩn Lập lên sân khấu và cất cao giọng hát. Để rồi, ngay tối hôm ấy, Trần Lập được trưởng ban nhạc đê' nghị hát cho ban nhạc và được trả công. Công việc trong mơ ấy là bước đẩu tiên đưa anh đến với âm nhạc chuyên nghiệp. Nhờ nó, Trần Lập có thêm nhiều mối quan hệ trong giới nhạc, anh tập hát ở Nhà hát Tuổi trẻ và được nghệ sĩ ưu tú Trọng Thủy giới thiệu theo học nghệ sĩ Trần Hiếu ở Nhạc viện. Sau đó, khoảng thời gian theo học tại Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội từ năm 1993 đến năm 1997 thực sự có ý nghĩa quan trọng giúp chuyên nghiệp hóa con đường âm nhạc của anh.

 

Về sự nghiệp, Trần Lập không chỉ đóng góp một giọng ca đặc trưng trầm khàn, khoáng đạt vào làng Rock Việt Nam mà còn là tác giả của nhiều bài hát Rock nổi tiếng như Bông hồng thủy tính, Đường đến ngày vinh quang, Tâm hồn của đá, Người đàn bà hóa đá, Mắt đen... Những bài hát Rock ấy đã đi theo cuộc đời của nhiểu thế hệ người Việt. Đóng góp âm nhạc của anh gắn chặt với ban nhạc Bức Tường. Anh là thủ lĩnh của ban nhạc này từ khi mới thành lập năm 1995 đến khi tan rã năm 2006. Con đường sự nghiệp âm nhạc của Trần Lập cũng gắn liền với từng chặng đường của nhóm. Ban nhạc Bức Tường (tên tiếng Anh: The Wall) chính thức ra mắt tại hội trường G3 của Trường Đại học Xây dựng ngày 26 tháng 03 năm 1995. Tại hội trường ba trăm sinh viên ngày ấy, The Wall vừa xuất hiện đã làm nóng chảy bẩu không khí và khiến tất cả vỡ òa trong niềm phấn khích cùng các chàng thanh niên bụi bặm của The Wall. The Wall như làn gió mới thổi vào giới sinh viên và may mắn được người dẫn chương trình nổi tiếng của Đài Truyền hình Việt Nam, Lại Văn Sâm chú ý đến. Trần Lập cùng các thành viên của The Wall đã tạo dấu ấn mạnh mẽ trong chương trình “SV 96” của VTV3 với ca khúc slow rock “We are The Wall” do chính anh sáng tác và hát chính. Như tất cả các cá nhân và nhóm nhạc làm nghệ thuật khác, Bức Tường cũng gặp vô vàn những khó khăn và áp lực, từ cuộc sống mưu sinh, từ định hướng nghề nghiệp và từ chính công chúng. Trần Lập vẫn rực cháy một niềm tin, âm nhạc đã tìm đến anh như sự định sẵn của số mệnh và anh tìm đến ầm nhạc như một điểm tựa nương mình. Những lời ca bất chợt vang lên, Trần Lập với vội cây bút, đó là khoảnh khắc “Đường đến ngày vinh quang” ra đời. Có thể coi đây là ca khúc bước ngoặt và thàph công vang dội nhất trong sự nghiệp của ca sĩ - nhạc sĩ Trần Lập.

 

Từ đó, Bức Tường liên tục đi tìm con đường phát triển cho mình dưới sự dẫn dắt của thủ lĩnh Trần Lập. Nếu trước năm 2002, không một album Rock nào được thực hiện, thì Bức Tường ghi dấu cho Rock Việt bằng album “Tâm hồn của đá” phát hành ngày 03 tháng 02 năm 2002. Tiếp theo đó là cơn chấn động với liveshow nhạc Rock đầu tiên của Việt Nam ngày 08 tháng 11 năm 2002. Tiếp nối thành công, liveshow thứ hai “Bức Tường và những người bạn” thu hút gần 9000 khán giả. Những thành công quan trọng của Trần Lập cùng các thành viên Bức Tường được ghi nhận bằng nhiều giải thưởng như “Ban nhạc đương đại xuất sắc” - Festival tại Cộng hòa Pháp, “Ban nhạc đại diện sự kiện văn hóa Việt Nam” năm 2003, “Ban nhạc thành công nhất 2004”, “Ban nhạc có nhiều cống hiến cho Rock Việt”

năm 2004, “Ban nhạc thành đạt - Người của công chúng” VCTV - 2005 hay “Nhân vật của năm” - VTV Awards 2016. Đến nay, chưa có ca sĩ hay nhóm nhạc Rock Việt nào vượt qua thành công của Trần Lập và Bức Tường. Anh còn có đóng góp lớn khi cùng các chiến hữu đưa Rock Việt đến với quốc tế. Việc một ban nhạc Rock của Việt Nam được trang trọng mời sang châu Âu biểu diễn trọn vẹn một đêm liveshow hay sự kiện năm 2003, Bức Tường đại diện cho Việt Nam sang Pháp trình bày ca khúc rock mang đậm đà bản sắc Việt Nam Bài ca sông Hồng đểu là những dấu ấn tuyệt đẹp đến cộng đổng yêu nhạc quốc tế. Sau đó là hàng loạt liveshow và album thành công rực rỡ như Bông hồng thủy tinh, Nam châm, tour diễn 9+, “Những hòn đá lăn”... Năm 2006, sau mười hai năm cống hiến, Bủc Tường chia tay khán giả trong nước mắt, khi ánh đèn sân khấu đã tắt, hàng nghìn khán giả vẫn nán lại bên Bức Tường. Tâm niệm: Chúng ta sẽ không bao giờ dừng chơi nhạc trở thành hành trang cho các thành viên trở về với cuộc sống riêng.

 

Không chỉ là ca sĩ và nghệ sĩ tài năng, Trần Lập còn rất đa tài và hoạt động trong nhiều vai trò khác. Anh làm MC cho kênh Hanoi TV, trở thành nhân vật đặc biệt với bộ phim Ngày mai của bạn và tôi của Liên hiệp quốc, làm Đại sứ thiện chí của AFC, thực hiện tổ chức sản xuất các chương trình sự kiện âm nhạc và thể thao, cố vấn kỹ thuật và bình luận trực tiếp Liên hoan các ban nhạc Việt Nam - Super Band 2007, thử sức với công việc biên tập và trình diễn Liveshow Cầu Vồng Italy - Piero Pelu Live in Vietnam, cố vấn kĩ thuật và bình luận trực tiếp Tiger Translate - Rock Your Passion 2007, đảm nhiệm vai trò Tổng đạo diễn, biên tập và trình diễn Tour xuyên Việt Rock Storm và làm giám khảo The Voice - Giọng hát Việt 2012.

 

Điểu đáng buồn là Trần Lập phải dừng lại mạch nguồn âm nhạc, nguồn sống của mình sau khi đã dũng cảm đương đầu với căn bệnh ung thư hiểm nghèo. Sau tất cả, hình ảnh một Rocker tài năng, một vị thủ lĩnh mạnh mẽ và cả một người đàn ông bụi bặm với những hình xăm trên cơ thể, với phong cách sống khoáng đạt của một chiến binh là những điểu còn đọng lại mãi trong lòng công chúng Việt Nam.

 

Với tất cả những đóng góp âm nhạc và những cống hiến cho cuộc đời, Trần Lập đã đến đích của “Đường đến ngày vinh quang”. Người Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào và ngẩng cao đẩu khi nhắc đến tên tuổi của anh trước bạn bè quốc tế. Những câu nói truyền lửa và được đốt cháy bởi chính cuộc đời của Trần Lập như “Một người đàn ông mạnh mẽ đến đâu được đo bằng chính những khó khăn anh ta đã trải qua” hay “Cuộc đời con người giống như que diêm trước gió. Mỗi một người có một đồi bàn tay, nhưng đôi bàn tay ấy sẽ là không đủ. Nếu có nhiều đôi bàn tay kết lại, chúng ta không chỉ nhóm lên ngọn lửa cho chính mình mà còn có thể chia sẻ tấm lòng nhân ái” sẽ còn lan tỏa mãi mãi cảm hứng sống của anh đến giới trẻ.

ST

Rock là thể loại âm nhạc kén người nghe và kén cả nghệ sĩ. Người đến với Rock thì nhiều nhưng người thành danh từ dòng nhạc này thì thực sự hiếm hoi. Với Rock Việt Nam, đông đảo công chúng đểu đánh giá ban nhạc Bức Tường là một cái tên đình đám. Trong đó, trưởng nhóm của Bức Tường là cố nhạc sĩ, ca sĩ Trẩn Lập không chỉ là một ngôi sao ca nhạc mà còn là tấm gương vê' phong cách và nghị lực sống.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng khái niệm tục ngữ? A. Là một thể loại văn học dân gian diễn tả đời sống nội tâm của con người. B. Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn đinh, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. C. Là một thể loại văn học dân gian có tác dụng gây cười và phê phán. D. Là một thể văn nghị luận đặc biệt. Câu 2. Câu: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.” thuộc thể loại văn học dân gian nào? A. Thành ngữ B. Tục ngữ C. Ca dao D. Vè Câu 4. Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì? A. Giúp nhân dân lao động chủ động đoán biết được cuộc sống và tương lai của mình. B. Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung túc hơn. C. Giúp nhân dân lao động sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và công việc của mình. D. Là bài học dân gian về khí tượng, là hành trang, là “túi khôn” của nhân dân lao động, giúp họ chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng suất lao động. Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận? A. Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh một cách sinh động. B. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, quan điểm, nhận xét nào đó. C. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. D. Ý kiến, quan điểm, nhận xét nêu nên trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vẫn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa. Câu 6. Câu tục ngữ “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. Phép đối B. Điệp ngữ C. So sánh D. Ẩn dụ Câu 7. Dòng nào dưới đây không phải là đặc điểm hình thức của tục ngữ? Câu 3. Câu nào sau đây là tục ngữ? A. Cò bay thẳng cánh. B. Lên thác xuống ghềnh. C. Một nắng hai sương. D. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen. A. Ngắn gọn B. Thường có vần, nhất là vần chân C. Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung D. Thường là một từ ghép Câu 8. Văn bản nghị luận có đặc diểm cơ bản là: A. dùng phương thức lập luận: bằng lí lẽ và dẫn chứng, người viết trình bày ý kiến thể hiện tư tưởng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về mặt nhận thức. B. dùng phương thức kể nhằm thuật lại sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện nào đó. C. dùng phương thức miêu tả nhằm tái hiện lại sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện nào đó. D. dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua các hình ảnh, nhịp điệu, vần điệu.

2 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước