Thời Đinh- Tiền Lê, đạo phật được truyền bá rộng rãi, chùa chiền được xây dựng nhiều, các loại hình thức văn hoá dân gian như múa hát, đua thuyền, đấu vật,...được phổ biến. Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó?

2 câu trả lời

 Thời Đinh- Tiền Lê, đạo Phật được truyền bá rộng rãi, chùa chiền được xây dựng nhiều. Vì:

– Thời kì này, giáo dục chưa phát triển.

– Nho giáo đã xâm nhập nhưng ảnh hưởng chưa đáng kể.

– Đạo Phật chiếm vị trí quan trọng và phát triển; nhà sư được trọng dụng (Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận Vạn Hạnh) chùa chiền xây dựng khắp nơi (chùa Bà Ngô, chùa Tháp chùa Nhất Trụ, …).

Văn hóa dân gian phát triển: Nhảy múa, đua thuyền, vật…do lúc này nước Đại Cồ Việt đã giành được độc lập, tự chủ, nhà nước quan tâm xây dựng đất nước, phát triển kinh tế => Đời sống nhân dân ổn định => các loại hình văn hóa dân gian phát triển.

~học tốt~

* Nguyên nhân :
- Quan trọng nhất: đất nước được độc lập, thống nhất -> từ đó mới có điều kiện để nhà Đinh thực hiện các chính sách xậy dựng bộ máy nhà nước, xây dựng nền kinh tế tự chủ, xây dựng nền văn hóa đất nước
- Những thái sư và đại sư có danh tiếng có vai trò lớn trong công việc của triều đình giúp vua bàn việc nước, một số nhà sư mở các lớp học trong chùa
⇒ Đạo Phật được truyền bá rộng rãi trong quần chúng nhân dân. Các nhà sư như Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hạnh được trọng dụng nhưn những cố vấn cung đình; chùa chiền được xây dựng nhiều nơi: chùa Bà Ngô, chùa Bút Tháp...
- Đây là thời kì buổi đầu xậy dựng đất nước, đời sống nhân dân còn đơn giản, bình dị -> nên việc xây dựng nền văn hóa dân tộc được quan tâm
⇒ Nhiều loại hình văn hóa dân gian ra đời: ca hát, nhảy múa, đua thuyền...

~Chúc bạn học tốt nhé~