Thế nào là so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, liệt kê, điệp ngữ, chơi chữ? Nêu định nghĩa, chỉ ra tác dụng, lấy ví dụ.
2 câu trả lời
1.So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Trẻ em như búp trên cành
2. Nhân hoá: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.
VD: Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu.
3. Ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
4. Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài)
5. Điệp từ: là từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc…
VD: Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời thêm xanh.
* So sánh + Là đối chiếu sự vật , sự việc này vs sự vật , sự việc kia có nét tương đồng
tác dụng: Nhằm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt ; biểu hiện tư tưởng , tình cảm sâu sắc
* Nhân hóa + Là gọi hoặc tả con vật , cây cối , đồ vật ,.... bằng những từ ngữ vốn đc dùng để gọi hoặc tả con ng`
tác dụng: Làm cho thek giới con vật , cây cối , đồ vật ,.... trở nên gần gũi vs con người , biểu thị đc suy nghĩ , tình cảm của con người
* Ẩn dụ + Là gọi tên sự vật , hiện tượng này = tên sự vật , hiện tượng khác có nét tương đồng vs nó
tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
* Hoán dụ + Là gọi tên sự vật , hiện tượng này = tên sự vật , hiện tượng khác có \quan hệ gần gũi
tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
vd so sánh:Cày đồng đang buổi ban trưa – Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. So sánh mồ hôi như mưa = > ý nói sự vất vả của người nông dân khi làm nông
vd nhân hóa:Ví dụ: Trên cung trăng chị Hằng đang vui đùa cùng với chú Cuội. => Dùng từ ngữ gọi con người “chị” để gọi vật “mặt trăng”.
vd ẩn dụ:Nước non lận đận một mình – Thân cò lên thác, xuống ghềnh bấy nay. Phép ẩn dụ để ví thân cò như người nông dân cả ngày lao động vất vả kiếm miếng ăn.
vd hoán dụ: có thể thấy: – Áo nâu là một trang phục của người nông dân. – Áo xanh là một loại trang phục của người công nhân