Tại sao trên thế giới hiện nay, các quốc gia phải điều chỉnh, cải cách nền kinh tế xã hội? sự điều chỉnh đó được biểu hiện như thế nào? xu hướng đa dạng hóa quan hệ đối ngoại trên thế giới được thể hiện như thế nào? Mong được giúp đỡ tân tình và sớm nhất! Chân thành cảm ơn.
1 câu trả lời
Thế giới sau khủng hoảng 2008 và những xu hướng phát triển mới
Sau khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu 2008, hiện trạng của nền kinh tế toàn cầu vẫn ảm đạm. Các biện pháp, chính sách được thực thi, song bức tranh kinh tế thế giới vẫn hiện hữu với gam màu xám chủ đạo. Tiến trình phục hồi của các nền kinh tế phát triển tiếp tục trì trệ, còn các nền kinh tế mới nổi và các nước thu nhập thấp tuy vượt qua khủng hoảng kinh tế tương đối nhanh nhưng lại rất dễ bị tổn thương do các cú sốc kinh tế từ bên ngoài. Kinh tế Mỹ phục hồi chậm trong khi cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu đang tiếp tục bào mòn lòng tin của giới đầu tư.
Nhà nước quốc gia với những đối sách chiến lược
Sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế đều trực tiếp hoặc gián tiếp được quyết định bởi nhà nước, quốc gia, sự quyết định đó được thực hiện qua những chính sách, chiến lược mà mỗi quốc gia xây dựng nên trong từng giai đoạn, thời kỳ phát triển. Thực tế đối phó với các cuộc khủng hoảng kinh tế hay khi đất nước phải đối diện với những vấn đề lớn, giải pháp trước tiên được áp dụng một cách phổ biến ở hầu hết các quốc gia là sự can thiệp của nhà nước. Nhà nước can thiệp ở các cấp độ khác nhau - cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.
Thế giới đang bước vào thời kỳ phát triển mới với nhiều chuyển biến sâu rộng. Hòa bình, hợp tác, liên kết và phát triển vẫn là xu thế lớn, cục diện thế giới theo hướng đa cực, đa trung tâm dần được định hình rõ nét, song các thách thức toàn cầu, thách thức phi truyền thống ngày càng gay gắt, diễn biến nhanh, phức tạp, buộc các quốc gia, khu vực phải chung tay cùng giải quyết thông qua các cơ chế hợp tác đa phương, trước hết là Liên hợp quốc. Các thể chế hợp tác đa phương đa lĩnh vực, đa tầng nấc vẫn tiếp tục phát triển, tạo nền tảng quan trọng cho quan hệ quốc tế. Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động hàng đầu thế giới, có vị trí địa - kinh tế và địa chính trị chiến lược quan trọng, duy trì vai trò là động lực của tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu, một trung tâm chính trị trọng yếu của thế giới. Tuy nhiên, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, thực dụng, cách hành xử đơn phương, chính trị cường quyền... cũng đang có xu hướng quay trở lại mạnh hơn, thách thức vai trò của các thể chế đa phương; đồng thời, một số cơ chế đa phương mới xuất hiện nhằm phục vụ mục tiêu cạnh tranh của các nước lớn, đặt các nước vừa và nhỏ vào thế phải lựa chọn đứng về một phía.