Tại sao lại nói biến đổi khí hậu là mối đe dọa trên toàn thế giới
2 câu trả lời
Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt, ô nhiễm môi trường, thiếu nước sinh hoạt…ảnh hưởng tới hệ thống y tế và sức khỏe con người, làm gia tăng các dịch bệnh truyền nhiễm và các bệnh mới nổi hoặc tái nổi như sốt xuất huyết, sốt rét… Dự báo trong tương lai có thể còn có thêm nhều bệnh mới do tác động BĐKH tại Việt Nam.
Nắng nóng khắc nghiệt làm tăng tỷ lệ tử vong, tăng số lượng người nhập viện đặc biêt như bệnh hô hấp, tim mạch, tiết niệu, đái tháo đường, sức khỏe tâm thần..
Nhiệt độ trung bình tăng lên làm băng tan, mực nước biển dân, thay đổi hệ sinh thái hệ sinh vật, tăng nồng độ ô nhiễm không khí làm gia tăng tỷ lệ bệnh tim mạch, các bệnh lây truyền qua nước (dịch tả), lây truyền qua thực phẩm (nhiễm độc salmonella)… . Nhiệt độ trung bình tăng lên có thể làm tăng số ca sốc nhiệt, đột quỵ và tỷ lệ tử vong.
Lũ lụt phá hủy cơ sở hạ tầng, gián đoạn hệ thống y tế làm tăng tỷ lệ tử vong do đuối nước, chấn thương, tăng các bệnh lẫy truyền qua thực phẩm do thiếu nước sạch, thiếu nhà vệ sinh, nước thải tràn lan…
Hạn hán làm giảm sản lượng lương thực, cháy rừng… dẫn tới tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng, các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
Trong đó đặc biệt có những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là người già, trẻ em, người mắc bệnh mãn tính, người nghèo…
Biến đổi khí hậu là thách thức to lớn trên toàn cầu và đang định hình tương lai của nhân loại. Tác động khốc liệt của biến đổi khí hậu đang hiện hữu ở khắp các châu lục. Nước biển dâng de doạ nhấn chìm các quốc đảo Thái Bình Dương. Hạn hán nghiêm trọng kéo dài ở Tây Phi và Rừng châu Phi. Thiên tai lũ lụt hoành hành ở Đông Nam Á. Suy thoái đa dạng sinh học ở Nam Mỹ hay băng tan bất thường ở Nam Cực. Biến đổi khí hậu đang lấy đi nguồn lực quý báu lẽ ra dành cho phát triển kinh tế-xã hội, và làm gia tăng đói nghèo, thất nghiệp, bất bình đẳng xã hội.
Chúng ta đang chứng kiến những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu tạo ra những tranh chấp tài nguyên thiên nhiên giữa các cộng đồng dân cư, buộc hàng chục triệu người phải tha hương tìm sinh kế, kích hoạt các mối đe doạ xuyên biên giới về an ninh sinh thái, môi trường, lương thực hay nguồn nước. Những hệ quả này tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành căng thẳng, bất ổn địa chính trị, ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình, an ninh và sự phát triển thịnh vượng của các quốc gia, dân tộc. Đây thực sự là "cảnh báo đỏ", là mặt trận không tiếng súng nhưng gây thiệt hại về kinh tế, sinh mạng không kém phần nguy hiểm như chiến tranh, xung đột nóng.