tại sao khi ở ngoài trời khi gặp các cơn dông người ta lại khuyến cáo là không đứng dưới những cây cổ thụ cao? các bạn giỏi lý giúp mình với ạ

2 câu trả lời

Theo trang Science ABC, trong cơn dông, các đám mây thường mang điện tích âm, trong khi đó mặt đất do cảm ứng nên có điện tích dương.

Điện tích dương của mặt đất sẽ có mật độ cao hơn ở những vật cao và có hình dạng nhọn hơn như ngọn cây, đỉnh tháp. Do tác dụng cùng dấu đẩy nhau, một phần các điện tích dương này di chuyển dần vào lớp không khí hỗn loạn trong khí quyển và cuối cùng "yên vị" ở tầng thấp dưới đám mây.

Khi phóng điện xuống mặt đất, tia sét mang điện tích âm trước tiên phải đi vào vùng không gian điện tích dương phân bố hỗn loạn phía dưới đám mây. 

Tia sét có xu hướng tìm đến không gian điện tích dương liền bên theo quy luật trái dấu hút nhau. Nếu cạnh đó có 2 hoặc nhiều hơn các điện tích dương, tia sét sẽ phải phân ra thành nhánh để đi.

Do đó, tia sét thường phân nhánh rất nhiều trước khi đến được mặt đất. Trong các đường đi của sét, nhánh chính sẽ là nhánh thuận lợi và dự kiến gặp ít vật cản hơn. Điều này cũng giống với sự lựa chọn đường đi của các sinh vật trong đời sống thực tế - chọn đường dễ đi hơn.

        Chúc bn học tốt^-^

Vì các cây cổ thụ cao khi có mưa lung lay, lá va chạm với nhau và với không khí sẽ nhiễm điện,khi mưa dông sẽ dễ có sét mà cây bị nhiễm điện dễ đón sét, nếu đứng dưới gốc cây này cũng bị sét đánh trúng.

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm