Sưu tầm tự liệu và Viết tóm tắt giới thiệu về Quê hương Bác Hồ Nghệ An

1 câu trả lời

Khu di tích lịch sử Kim LiênBách khoa toàn thư mở WikipediaBuớc tưới chuyển hướngBước tới tìm kiếm

Tọa độ: 18°40′47,5″B 105°33′7,2″Đ

Một phần Khu di tích lịch sử Kim Liên

Khu di tích lịch sử Kim Liên là khu di tích tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An thuộc vùng duyên hải miền Trung Việt Nam, cách thành phố Vinh khoảng 15 km theo tỉnh lộ 49. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.

Là địa danh gắn liền với nơi sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở quê ngoại là làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An; nơi Hồ Chí Minh đã sống những năm 1901 - 1906 ở quê nội làng Kim Liên; khu mộ bà Hoàng Thị Loan (mẹ Chủ tịch Hồ Chí Minh); núi Chung và nhiều di tích khác đã gắn liền với tuổi thơ của Hồ Chí Minh. Khu di tích lịch sử văn hóa Kim Liên được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là một trong những khu du lịch trọng điểm quốc gia và là một trong bốn khu di tích quan trọng bậc nhất về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Mục lục

  • 1Lịch sử công nhận
  • 2Đặc điểm
  • 3Một số di tích tiêu biểu
    • 3.1Làng Kim Liên
    • 3.2Mộ cụ Hoàng Thị Loan
    • 3.3Cụm di tích làng Hoàng Trù
    • 3.4Ngôi nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
  • 4Chú thích
  • 5Xem thêm

Lịch sử công nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Di tích lịch sử văn hóa Kim Liên (gọi tắt là Khu di tích Kim Liên) được Nhà nước cho xây dựng từ thập niên sáu mươi của thế kỷ trước [1]. Tới năm 1979, Khu di tích Kim Liên được Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia theo Quyết định số 54VH/QĐ ngày 29 tháng 4 năm 1979 [2].

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Khu di tích Kim Liên là một trong bốn di tích quan trọng tại Việt Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh,[1] lưu giữ những hiện vật, tài liệu, không gian văn hóa - lịch sử về thời niên thiếu của Hồ Chí Minh và những người thân trong gia đình của Người. Toàn bộ khu di tích bao gồm nhà tranh nhỏ của cha mẹ Hồ chủ tịch ( hai cụ Nguyễn Sinh Sắc và Hoàng Thị Loan); ngôi nhà của ông bà ngoại của Người; nhà thờ chi họ Hoàng Xuân (thuộc cụm di tích Hoàng Trù); nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc; giếng Cốc; lò rèn Cố Điền; nhà cụ cử Vương Thúc Quý - thầy học khai tâm của Người; nhà thờ họ Nguyễn Sinh; nhà cụ Nguyễn Sinh Nhâm - ông nội của chủ tịch Hồ Chí Minh; di tích cây đa, sân vận động Làng Sen; khu trưng bày các hiện vật, tài liệu và nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (thuộc cụm di tích Làng Sen); phần mộ cụ Hoàng Thị Loan ở Động Tranh trên dãy Đại Huệ và cụm di tích núi Chung. Toàn khu di tích rộng trên 205 ha, các điểm và cụm di tích cách nhau 2 – 10 km[1].

Được đánh giá là một trong những di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, khu di tích Kim Liên được Nhà nước Việt Nam đặc biệt chú trọng đầu tư trong nhiều năm qua. Hằng năm, khu di tích đón tiếp hàng triệu khách tham quan trong và ngoài nước tới viếng thăm.

Một số di tích tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]Làng Kim Liên[sửa | sửa mã nguồn]

Làng Kim Liên (tên Nôm là làng Sen), quê ngoại và quê nội của chủ tịch Hồ Chí Minh, cách thành phố Vinh khoảng 12.5 km về phía Tây. Làng nằm ở gần núi Chung, cách núi Đại Huệ khoảng 3 km.

Mộ cụ Hoàng Thị Loan[sửa | sửa mã nguồn]Tập tin:Khu mộ cụ Hoàng Thị Loan.jpgMộ bà Hoàng Thị Loan.jpg

Trên lưng núi Động Tranh thuộc dãy Đại Huệ là nơi mai táng cụ Hoàng Thị Loan - mẹ của Hồ Chí Minh. Mộ bà được đặt trên lưng chừng dãy núi Đại Huệ khu vực thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tại vị trí có độ cao chừng 100m so với mực nước biển.

Khu mộ là ngôi mộ của cụ Hoàng Thị Loan được xây dựng từ ngày 19 tháng 5 năm 1984 đến ngày 16 tháng 5 năm 1985. Nhìn tổng quát, ngôi mộ có hình một khung cửi khổng lồ (khi sinh thời, bà chuyên làm nghề dệt vải để nuôi các con). Xung quanh ngôi mộ được ốp bằng những phiến đá hoa cương  đá cẩm thạch. Nóc mộ được phủ lên bằng những hòn đá tự nhiên của núi Đại Huệ, phía trên có dàn bê tông che chắn có hình khung cửi được phủ đầy hoa giấy (được mang về trồng từ khu lăng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc tại Cao Lãnh - Đồng Tháp). Tại nền sân thượng hình bán nguyệt trước ngôi mộ, có dựng một tấm bia lớn tạc tiểu sử và công lao của cụ Hoàng Thị Loan bằng đá đen. Hai bên tả hữu là đường đi lên và đường đi xuống được làm thành nhiều bậc đá khác nhau giống như hai giải lụa đào xõa xuống từ khung cửi.

Từ chỗ chỉ đơn thuần là một ngôi mộ thì khu vực này đã được đầu tư xây dựng thành một khu tưởng niệm rộng lớn, liên kết với Khu di tích Kim Liên, khu lăng mộ Mai Hắc Đế tạo thành một quần thể di tích lịch sử. Từ ngày khánh thành đến nay, đã có hàng chục triệu lượt du khách trong và ngoài nước về đây thăm viếng "tỏ lòng ngưỡng mộ và biết ơn" cụ Hoàng Thị Loan.[cần dẫn nguồn]

Cụm di tích làng Hoàng Trù[sửa | sửa mã nguồn]

Cụm di tích Hoàng Trù nằm trọn trong làng Hoàng Trù (thường goi là làng Chùa), quê ngoại của Hồ Chí Minh và cũng là nơi Bác Hồ ra đời. Diện tích của cụm di tích này khoảng 3.500 m².

Ngôi nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc[sửa | sửa mã nguồn]Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.Kỷ vật trong ngôi nhà

Là ngôi nhà lá 5 gian được dân làng Sen quê nội Hồ Chí Minh dựng lên từ quỹ công của dân làng để mừng ông Nguyễn Sinh Sắc, cha của Hồ Chí Minh, khi ông đỗ phó bảng khoa thi Hội năm 1901. Sắc dành hai gian để đặt bàn thờ bà Hoàng Thị Loan và để tiếp khách. Bàn thờ được làm bằng liếp tre nứa trên trải chiếu nhỏ để bát hương, cây nến và bài vị bằng gỗ giản dị. Gian thứ tư là nơi nghỉ của Sắc với bộ phản gỗ kê bên cửa sổ chính, bên cạnh có chiếc án thư nơi để ông dạy các con học chữ và đây cũng là nơi vào các buổi tối ông thường mời bà con ngồi quây quần uống nước trà xanh.

Các kỷ vật trong ngôi nhà hiện còn được giữ lại hầu như nguyên vẹn: hai bộ phản gỗ là nơi nghỉ của Phó bảng và hai con trai, chiếc giường là của bà Thanh (tên hiệu Bạch Liên) con gái cụ, chiếc rương đựng lương thực, chiếc tủ đứng hai ngăn đựng đồ dùng, chiếc mâm bằng gỗ sơn đen.

Nghệ AnBách khoa toàn thư mở WikipediaBuớc tưới chuyển hướngBước tới tìm kiếmĐối với các định nghĩa khác, xem Nghệ An (định hướng).

Nghệ An

TỉnhQuảng trường Hồ Chí Minh ở thành phố VinhHành chínhVùngBắc Trung BộTỉnh lỵThành phố VinhPhân chia hành chính1 thành phố, 3 thị xã, 17 huyệnChính quyềnChủ tịch UBNDThái Thanh QuýChủ tịch HĐNDNguyễn Xuân SơnChánh án TANDHồ Đình TrungViện trưởng VKSNDTôn Thiện PhươngBí thư Tỉnh ủyNguyễn Đắc VinhĐịa lýTọa độ: 19°10′35″B 104°58′38″ĐTọa độ: 19°10′35″B 104°58′38″ĐDiện tích16.493,7 km²[hiện]Vị trí Nghệ An trên bản đồ Việt NamDân số (1/4/2019)Tổng cộng3.327.791 người[1]Thành thị490.178 người (14,7%)Nông thôn2.837.613 người (85,3%)Mật độ190 người/km²Dân tộcKinh, Khơ Mú, Thái, Thổ, H'Mông...KhácMã hành chínhVN-22Mã bưu chính46xxxx-47xxxxMã điện thoại238Biển số xe37Websitehttp://www.nghean.gov.vn/

  • x
  • t
  • s

Nghệ An  tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Năm 2018, Nghệ An là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 4 về số dân, xếp thứ 10 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 54 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 19 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 3.157.100 người dân[2], số liệu kinh tế - xã hội thống kê GRDP đạt 115.676 tỉ Đồng (tương ứng với 5,0240 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 36,64 triệu đồng (tương ứng với 1.591 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,77%.[3]

Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía nam.[4]. Trước đây, Nghệ An cùng với Hà Tĩnh có cùng một tên chung là Hoan Châu (trước đời Nhà Lý), Nghệ An châu (đời Nhà Lý, Trần), xứ Nghệ (năm 1490, đời vua Lê Thánh Tông), rồi trấn Nghệ An. Năm 1831, vua Minh Mạng chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An (bắc sông Lam) và Hà Tĩnh (nam sông Lam). Năm 1976 đến 1991, Nghệ An và Hà Tĩnh sáp nhập thành một tỉnh- Nghệ Tĩnh. Từ năm 1991, lại tách ra thành 2 tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh.

Mục lục

  • 1Địa lý
    • 1.1Vị trí địa lý
    • 1.2Điều kiện tự nhiên
  • 2Hành chính
  • 3Dân cư
  • 4Lịch sử
  • 5Giao thông
  • 6Kinh tế - xã hội
    • 6.1Công nghiệp
    • 6.2Du lịch
    • 6.3Xã hội
  • 7Tham khảo
  • 8Liên kết ngoài

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]Vị trí địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Nghệ An thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hóa
  • Phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh
  • Phía đông giáp Biển Đông
  • Phía tây bắc giáp tỉnh Hủa Phăn, Lào
  • Phía tây giáp tỉnh Xiêng Khoảng, Lào,
  • Phía tây nam giáp tỉnh Borikhamxay, Lào.

Điều kiện tự nhiên[sửa | sửa mã nguồn]

Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt hè, đông. Từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm, tỉnh chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô và nóng. Vào mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh và ẩm ướt. Nghệ An có đường biên giới với Lào dài 419 km, là tỉnh có đường biên giới dài trên bộ dài nhất Việt Nam.

  • Diện tích: 16.493,7 km².
  • Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.670 mm.
  • Nhiệt độ trung bình: 25,2 °C.
  • Số giờ nắng trong năm: 1.420 giờ.
  • Độ ẩm tương đối trung bình: 86-87%.
  • Vĩ độ: 18°33′ đến 19°25′ vĩ bắc.
  • Kinh độ: 102°53′ đến 105°46′ kinh đông.

Nghệ An là một tỉnh có đầy đủ địa hình núi cao, trung du, đồng bằng và ven biển. Phía Tây là dãy núi Bắc Trường Sơn. Tỉnh có 10 huyện miền núi, trong số đó 5 huyện là miền núi cao.[5] Các huyện miền núi này tạo thành miền Tây Nghệ An. Có 9 huyện trong số trên nằm trong Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Các huyện, thị còn lại là trung du và ven biển, trong đó Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, và Cửa Lò giáp biển.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]Bài chi tiết: Lịch sử hành chính Nghệ AnĐầu đường Trần Phú, thành phố Vinh

Tỉnh Nghệ An có 21 đơn vị cấp huyện bao gồm 1 thành phố trực thuộc, 3 thị xã và 17 huyện được chia ra 480 đơn vị hành chính cấp xã gồm 431 xã, 32 phường và 17 thị trấn. 30% dân số sống ở đô thị và 70% dân số sống ở nông thôn.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Nghệ AnTênDân số (người)2019Hành chínhThành phố (1)Vinh545.18016 phường, 9 xãThị xã (3)Cửa Lò75.2607 phườngHoàng Mai112.3405 phường, 5 xãThái Hòa70.8704 phường, 6 xãHuyện (17)Anh Sơn132.0601 thị trấn, 20 xãCon Cuông78.0001 thị trấn, 12 xãDiễn Châu284.3001 thị trấn, 38 xãĐô Lương204.1701 thị trấn, 32 xãHưng Nguyên114.2101 thị trấn, 22 xãTênDân số (người)2019Hành chínhKỳ Sơn70.4201 thị trấn, 20 xãNam Đàn164.5301 thị trấn, 23 xãNghi Lộc205.8471 thị trấn, 29 xãNghĩa Đàn140.8201 thị trấn, 24 xãQuế Phong75.2801 thị trấn, 13 xãQuỳ Châu60.4001 thị trấn, 11 xãQuỳ Hợp125.5201 thị trấn, 20 xãQuỳnh Lưu307.0001 thị trấn, 32 xãTân Kỳ142.0301 thị trấn, 21 xãThanh Chương271.5601 thị trấn, 39 xãTương Dương83.6401 thị trấn, 17 xãYên Thành302.5001 thị trấn, 38 xãDân cư[sửa | sửa mã nguồn]

Dân số Nghệ An (theo điều tra dân số năm 2019) có 3.327.791 người. Trên toàn tỉnh Nghệ An có nhiều dân tộc cùng sinh sống như người Thái, người Mường bên cạnh dân tộc chính là người Kinh. Cùng thời điểm này Nghệ An có 37 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Nghệ An là tỉnh có dân số đông thứ 4 cả nước nhưng có thể sẽ tụt xuống vị trí thứ 5 do tỉnh Đồng Nai đang có sự nhập cư cơ học rất cao, từ vị thí đông dân thứ 5 sẽ nhanh chóng vượt mặt Nghệ An để đứng thứ 4.

Dân cư ở Nghệ An phân bố rất không đều, tại khu vực đồng bằng Diễn Châu, Nghi Lộc, Đô Lương, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Nam Đàn, Hưng Nguyên, tp. Vinh, tx. Cửa Lò, tx. Hoàng Mai có mật độ cao, hơn 500 người/km2, trong khi các huyện miền núi phía Tây lại rất thưa thớt, tại Nghĩa Đàn, Thanh Chương, Quỳ Hợp, Anh Sơn, Tân Kỳ thì mật độ mức trung bình khá đông, khoảng 130-250 người/km2, ở những huyện này mật độ cao chỉ tập trung ở các khu vực thung lũng, các nơi ở sâu trong núi thì rất thưa thớt, riêng các huyện miền Tây xa nhất xứ Nghệ đều có mật độ trên dưới 50 người/km2 như: Quỳ Châu, Con Cuông, Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong đều có mật độ rất thấp, nguyên nhân là do địa hình hiểm trở, khí hậu khắt nghiệt, giao thông khó khăn. Trong số các huyện đồng bằng ven biển thì Quỳnh Lưu là đông dân nhất, còn ở miền núi thì Thanh Chương là có dân số lớn nhất, Thanh Chương cũng là huyện miền núi duy nhất ở Nghệ An có dân số vượt ngưỡng hơn 250.000 người.

Dân số tỉnh nghệ an năm 2019:

Đơn vị hành chínhDiện tích

(km²)

Dân số (người)Mật độ (người/km2)TỔNG SỐ - TOTAL16.493,73.104.270184Thành phố Vinh105545.1805.192Thị xã Cửa Lò27,8175.2602.707Thị xã Thái Hòa135,1470.870524Thị xã Hoàng Mai169,75112.340662Huyện Quỳ Châu1.058,0460.40057Huyện Kỳ Sơn2.09570.42034Huyện Tương Dương2.812,0783.64030Huyện Nghĩa Đàn617,5140.820228Huyện Quỳ Hợp942125.520133Huyện Quỳnh Lưu445,1307.000690Huyện Con Cuông1.680,278.00046Huyện Tân Kỳ728,9142.030195Huyện Anh Sơn592,5132.060223Huyện Diễn Châu331,62284.300857Huyện Yên Thành551,92302.500548Huyện Đô Lương350,4204.170583Huyện Thanh Chương1.228,3271.560221Huyện Nghi Lộc348203.840586Huyện Nam Đàn295,07164.530558Huyện Hưng Nguyên159,4114.210716Huyện Quế Phong1.890,3275.28040

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 11 tôn giáo khác nhau đạt 292.732 người, nhiều nhất là Công giáo có 287.064 người, tiếp theo là Phật giáo có 5.579 người. Còn lại các tôn giáo khác như đạo Tin Lành có 58 người, Hồi giáo có 12 người, Minh Lý đạo có năm người, Phật giáo Hòa Hảo, đạo Cao Đài, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam mỗi tôn giáo có ba người, Minh Sư đạo, Baha'i giáo mỗi tôn giáo có hai người và 1 người theo Tứ Ân Hiếu Nghĩa.[6]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]Bài chi tiết: Xứ Nghệ

Nghệ An là một vùng đất có lịch sử định cư lâu đời. Các di chỉ thuộc Văn hóa Quỳnh Văn thuộc thời kỳ đồ đá mới được phát hiện tại Quỳnh Lưu vào những năm 1930 cho thấy khu vực này đã được định cư bởi nhóm cư dân ven biển biết làm đồ gốm, thuần dưỡng súc vật cách đây khoảng 6000 năm. Giai đoạn hậu đồ đá mới có cách di chỉ như Hang Thẩm Hoi, hang Đồng Trương... Nghệ An cũng là địa bàn sinh sống của cư dân Đông Sơn với di chỉ Làng Vạc. Tại đây vào năm 1991, phát hiện được tổng cộng 347 ngôi mộ. Làng Vạc là khu mộ táng lớn nhất, có mật độ cao nhất trong văn hóa Đông Sơn.

Theo cổ tích Hùng Vương thì vùng Nghệ An và Hà Tĩnh vốn thuộc nước Việt Thường, kinh đô là vùng chân núi Hồng Lĩnh. Đến thời Hùng Vương thì trở thành bộ Hoài Hoan và bộ Cửu Đức trong 15 bộ của nước Văn Lang.

Đầu thời kỳ Bắc thuộc, vùng đất Nghệ An lần lượt thuộc các quận Cửu Chân, Cửu Đức của Nhà Hán, nhà Đông Ngô, nhà Tấn và Lưu Tống. Đến nhà Lương (502-557) chia đặt làm Đức Châu, Lỵ Châu và Minh Châu.

Nhà Tùy năm 598 đổi Đức Châu làm Hoan Châu, Lỵ Châu làm Trí Châu. Năm 607 hợp cả Minh Châu, Trí Châu và Hoan Châu thuộc quận Nhật Nam. Nhà Đường năm 618 chia quận Nhật Nam làm Đức Châu, Lạo Châu, Minh Châu và Hoan Châu. Năm 627 đổi Đức Châu lại làm Hoan Châu, còn Hoan Châu cũ thì đổi làm Diễn Châu.

Trong thế kỷ VIII, Nghệ An là địa bàn chính của khởi nghĩa Mai Hắc Đế chống lại Nhà Đường. Ông xây thành Vạn An ở Sa Nam (Nam Đàn).

Thời kỳ độc lập tự chủ, Nhà Ngô, Nhà Đinh và Nhà Tiền Lê đều gọi là Hoan Châu.

Nhà Lý thì đổi làm trại gọi là Nghệ An châu trại. Năm Thiên Thành thứ 2 (1030) đổi tên là Nghệ An châu, mà Diễn Châu thì đứng riêng làm một châu.

Năm 1285, trước họa xâm lăng của quân xâm lược Nguyên Mông, vua Trần Nhân Tông đã dựa và nguồn nhân lực hùng hậu của vùng đất này.

Nhà Trần năm 1375 lập ra Diễn Châu Lộ, chia Hoan Châu làm 4 lộ: Nhật Nam, Nghệ An Nam, Nghệ An Bắc, Nghệ An Trung (còn gọi là Nghệ An Phủ).

Năm 1397 đời Trần Thuận Tông, đổi trấn Nghệ An làm trấn Lâm An và đổi trấn Diễn Châu làm trấn Vọng Giang.

Đời Hồ Hán Thương, năm Khai Đại 1 (1403) đổi trấn Diễn Châu làm phủ Linh Nguyên.

Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nhà Minh, năm 1424, Lê Lợi tiến quân vào xứ Nghệ, lập đại bản doanh ở đây trong bốn năm. Nhà Lê năm 1428 lập đạo Hải Tây, sau đặt làm Nghệ An thừa tuyên. Năm 1490 đổi làm Xứ Nghệ.

Trong thời kỳ Nội chiến Lê Mạc, Nghệ An là địa bàn tranh giành ác liệt giữa Nhà Mạc và Nhà Lê. Nhà Mạc thường xuyên dùng thủy quân tiến công bọc hậu vào địa bàn Thanh Hóa của các vua Lê. Năm 1535, Mạc Đăng Lượng và em Mạc Đăng Hào đưa hơn một vạn quân vào trấn thủ đất Hoan Châu.

Đến thời Nhà Tây Sơn xứ Nghệ được đổi làm Nghĩa An trấn. Hoàng đế Quang Trung còn cho xây Phượng Hoàng Trung Đô ở thành phố Vinh ngày nay, với ý định đặt thủ đô của Việt Nam tại đây, thay thế kinh đô Phú Xuân. Tuy nhiên dự án này chìm vào quên lãng khi ông qua đời.

Năm đầu niên hiệu Gia Long lại đặt làm Nghệ An trấn.

Năm 1831, vua Minh Mệnh chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An (phía Bắc sông Lam); Hà Tĩnh (phía nam sông Lam). Sau đó hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáp nhập lại, lấy tên là tỉnh An Tĩnh.

Trong thời kỳ thuộc địa, người Pháp đã cắt một số các phủ huyện thuộc tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thuộc xứ Trung Kỳ cho Lào thuộc Pháp vào các năm 1895 và 1903, bao gồm các vùng: phủ Trấn Biên (khoảng phía Đông Nam tỉnh Hủa Phăn), phủ Trấn Ninh (Xiêng Khoảng), (phủ Trấn Định (Borikhamxay, Khăm Muộn)...

Xứ Nghệ là nơi ghi dấu ấn đầu tiên của truyền thống đấu tranh cách mạng vô sản ở Việt Nam với cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, mở đầu cho cách mạng vô sản trong cả nước. Nghệ Tĩnh cũng là quê hương của nhiều chí sĩ như Phan Bội Châu, Nguyễn Xuân Ôn, Đặng Thái Thân, Phan Đình Phùng; các lãnh đạo Cộng sản như Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Trần Quốc Hoàn, Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Duy Trinh...

Nghệ An có truyền thống hiếu học, có nhiều dòng họ, nhiều làng học nổi tiếng, là cái nôi sản sinh cho đất nước nhiều danh tướng, lương thần, nhiều nhà khoa học, nhà văn hoá có tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Số người Nghệ Tĩnh đậu đại khoa thời phong kiến (tiến sĩ trở lên) xếp thứ 4 toàn quốc (sau Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội).

Sau năm 1954, tỉnh Nghệ An có tỉnh lị là thị xã Vinh và 12 huyện: Anh Sơn, Con Cuông, Diễn Châu, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Quỳnh Lưu, Thanh Chương, Tương Dương, Yên Thành.

Ngày 17 tháng 5 năm 1961, chia huyện Tương Dương thành 2 huyện: Tương Dương và Kỳ Sơn.

Ngày 19 tháng 4 năm 1963, chia huyện Anh Sơn thành 2 huyện: Anh Sơn và Đô Lương; chia huyện Quỳ Châu (cũ) thành 3 huyện: Quỳ Châu, Quỳ Hợp  Quế Phong; thành lập huyện Tân Kỳ từ một phần 2 huyện Nghĩa Đàn  Anh Sơn; chuyển thị xã Vinh thành thành phố Vinh.

Từ năm 1976 đến 1991, Nghệ An và Hà Tĩnh là một tỉnh và được gọi là tỉnh Nghệ Tĩnh.

Năm 1991, tỉnh Nghệ Tĩnh lại tách ra thành Nghệ An và Hà Tĩnh như ngày nay. Khi tách ra, tỉnh Nghệ An có 18 đơn vị hành chính gồm thành phố Vinh (tỉnh lị) và 17 huyện: Anh Sơn, Con Cuông, Diễn Châu, Đô Lương, Hưng Nguyên, Kỳ Sơn, Nam Đàn, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quỳnh Lưu, Tân Kỳ, Thanh Chương, Tương Dương, Yên Thành.[7]

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, chia huyện Nghi Lộc thành huyện Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò.[8]

Ngày 15 tháng 11 năm 2007, chia huyện Nghĩa Đàn thành huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa.[9]

Ngày 3 tháng 4 năm 2013, chia huyện Quỳnh Lưu thành huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai.[10].

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]Bến xe Vinh

 quốc lộ 1A, quốc lộ 46, quốc lộ 46B, quốc lộ 7, quốc lộ 15, quốc lộ 48A, quốc lộ 48C, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc - Nam đi qua.

Ga VinhKinh tế - xã hội[sửa | sửa mã nguồn]Bài chi tiết: Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDPBài chi tiết: Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP bình quân đầu ngườiCông nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay ngành công nghiệp của Nghệ An tập trung phát triển ở 3 khu vực là Vinh - Cửa Lò gắn với Khu kinh tế Đông Nam, Khu vực Hoàng Mai và khu vực Phủ Quỳ. Phấn đấu phát triển nhiều ngành công nghiệp có thế mạnh như các ngành chế biến thực phẩm - đồ uống, chế biến thuỷ hải sản, dệt may, vật liệu xây dựng, cơ khí, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, chế tác đá mỹ nghệ, đá trang trí, sản xuất bao bì, nhựa, giấy... Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2014, tỉnh Nghệ An xếp ở vị trí thứ 28/63 tỉnh thành.[11] GDP 2014 đạt gần 8%. Thu nhập bình quân đầu người 2019 dự kiến sẽ đạt khoảng 1.685 USD/người, tương đương khoảng 38,5 triệu đồng/người. Tuy nhiên, khoảng cách thu nhập không đồng đều, tp. Vinh là trên 3.600 USD/người, các huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu,... có mức dao động khoảng từ 1.800-2.500 USD/người, nhưng các huyện miền núi phía Tây lại rất thấp, có huyện còn dưới 1.000 USD/người. Nhiều người cho rằng Nghệ An là tỉnh nghèo, vì GDP đầu người thấp hơn so với mức trung bình cả nước (1.685 USD/2.450 USD), và Nghệ An vẫn còn đến gần 100.000 hộ nghèo, có 3 huyện ở Nghệ An nằm trong danh sách huyện nghèo cả nước: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong. Thật sự rằng, nền kinh tế xứ Nghệ tuy còn khó khăn, nhưng Nghệ An là một tỉnh khá, là một trong những đầu tàu kinh tế lớn của vùng Bắc Trung Bộ. Toàn bộ thu ngân sách của Nghệ An đều do tỉnh tự lực, các công trình lớn, chỉ riêng 3 huyện nghèo trên là cần phải hỗ trợ. Nghệ An tuy còn nhiều gian nan, nhưng không phải gặp vấn đề như Quảng Ngãi, là tỉnh có nguồn thu ngân sách lớn ở miền Trung, nhưng chủ yếu là từ nhà máy lọc dầu Dung Quất, nền kinh tế tự lực khó khăn.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An các khu công nghiệp sau:

'

  • Khu kinh tế Đông Nam
  • Khu công nghiệp đô thị Việt Nam Singapore
  • Khu công nghiệp Bắc Vinh
  • Khu công nghiệp Nam Cấm

Khu Công nghiệp Nam Cấm (2016), huyện Nghi Lộc.

  • Khu công nghiệp Nghi Phú
  • Khu công nghiệp Hưng Đông
  • Khu công nghiệp Cửa Lò
  • Khu công nghiệp Hoàng Mai1,2
  • Khu công nghiệp Đông Hồi
  • Khu công nghiệp Phủ Quỳ
  • Khu công nghiệp Tân Thắng
  • khu công nghiệp Diễn Hồng - Diễn Châu
  • Khu công nghiệp Hưng Lộc

Du lịch[sửa | sửa mã nguồn]Bãi biển Cửa Lò

 bãi tắm Cửa Lò là khu nghỉ mát; Khu du lịch biển diễn Thành, huyện Diễn Châu - một bãi biển hoang sơ và lãng mạn; khu di tích Hồ Chí Minh, khu di tích đền Cuông. Năm 2008, Khu du lịch Bãi Lữ được đưa vào khai thác.

Nghệ An là xứ sở của những lễ hội cổ truyền diễn ra trên sông nước như lễ hội Cầu Ngư, Rước hến, Đua thuyền... Lễ hội làm sống lại những kỳ tích lịch sử được nâng lên thành huyền thoại, giàu chất sử thi, đậm đà tính nhân văn như lễ hội đền Cuông, lễ hội đền Khai Long, lễ hội làng Vạn Lộc, làng Sen, lễ hội đền Quả Sơn. Miền núi có các lễ hội như Hang Bua, lễ hội Xàng Khan, lễ Mừng nhà mới, lễ Uống rượu cần. Lễ hội Đền Tiên Đô (Tiên Đô Miếu) ở Đặng Sơn vào lễ khai hạ mồng 7 tháng giêng và Lễ kỵ nhật 16/6 của 3 thần bản cảnh- Thành Hoàng nơi thờ Phó Quốc vương Mạc Đăng Lượng thượng thượng thượng đẳng thần, Binh nhung Đại tướng Hoàng Trần Ích thượng đẳng thần, Hoàng Bá Kỳ Đoan túc tôn thần.

Nghệ An còn lưu giữ được nhiều di tích văn hoá lịch sử, nhiều danh lam thắng cảnh, lễ hội văn hoá truyền thống - đó là những yếu tố thuận lợi giúp cho du lịch Nghệ An phát triển.

Về du lịch biển, Nghệ An có 82 km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp hấp dẫn khách du lịch quốc tế như bãi biển Cửa Lò, Cửa Hội; Nghi Thiết, Bãi Lữ (Nghi Lộc), Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương, Quỳnh Nghĩa (Quỳnh Lưu), Diễn Thành (Diễn Châu). Đồng thời Nghệ An rất có lợi thế phát triển du lịch văn hóa. Hiện nay Nghệ An có trên 1 ngàn di tích lịch sử văn hóa, trong đó có gần 200 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, đặc biệt là Khu di tích Kim Liên, quê hương của Hồ Chí Minh, hàng năm đón xấp xỉ 2 triệu lượt nhân dân và du khách đến tham quan nghiên cứu.

Khu di tích lịch sử Kim Liên, cách trung tâm thành phố Vinh 12 km về phía Tây Nam, là khu di tích tưởng niệm Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Nơi đây gắn với thời niên thiếu của Hồ Chí Minh và còn lưu giữ những kỷ niệm thuở nhỏ của cậu bé Nguyễn Sinh Cung, những dấu tích và những kỷ vật của gia đình.

Làng Sen, quê nội của Hồ Chí Minh, tên chữ là Kim Liên (bông sen vàng). Làng có nhiều hồ thả sen suốt hai bên đường làng. Ngôi nhà của Hồ Chí Minh sống thuở nhỏ dựng bằng tre và gỗ, 5 gian, lợp tranh. Trong nhà có những đồ dùng giống như các gia đình nông dân: phản gỗ, chõng tre, cái võng gai, bàn thờ... Nhà được dựng năm 1901 do công sức và tiền của dân làng góp lại làm tặng ông Nguyễn Sinh Sắc, cha của Hồ Chí Minh khi ông Sắc đỗ Phó Bảng đem lại vinh dự cho cả làng.

Cách làng Sen 2 km là làng Chùa (tên chữ là Hoàng Trù) - quê ngoại của Hồ Chí Minh - và cũng là nơi ông cất tiếng khóc chào đời, được mẹ nuôi dạy những năm ấu thơ.

Khu du lịch thành phố Vinh nằm ở vị trí giao thông thuận tiện, có quốc lộ 1a và tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua, có sân bay Vinh nằm cách trung tâm thành phố không xa. Thành phố Vinh còn là đầu mối giao thông quan trọng giữa miền Bắc và miền Nam. Khách đi du lịch theo tuyến quốc lộ 1A ngày càng tăng, lượng du khách đến với Nghệ An theo đó cũng tăng.

Thành phố Vinh từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi một quần thể khu du lịch với những nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị xứ Nghệ. Đến với thành phố Vinh, du khách có thể tham gia vào nhiều loại hình du lịch như: du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Cách thành phố Vinh 120 km về phía Tây Nam, Vườn Quốc gia Pù Mát thuộc huyện Con Cuông, nằm trên sườn Đông của dải Trường Sơn, dọc theo biên giới Việt Lào. Nơi đây có một số loài động vật, thực vật quý hiếm cần phải được bảo tồn nghiêm ngặt như: sao la, thỏ vằn, niệc cổ hung và một số loài thực vật như pơ mu, sa mu, sao hải nam... Nơi đây đã được UNESCO đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển thế giới với tên gọi Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An. Đến Diễn châu, du khách rẽ về phía tây theo đường 7 về Đặng Sơn thăm Di tích lịch sử quốc gia Nhà thờ họ Hoàng Trần do gia đình cụ Hoàng Quýnh - Nguyễn thị Đào xây dựng lại năm 1884 - gắn với cơ sở hoạt động thời kỳ 1930-1945 hoặc ra thăm Bãi Dâu Ba Ra.

Hiện nay, nhiều tổ chức bảo vệ môi trường thế giới cũng như trong nước, đang có các dự án để bảo tồn và phát triển vườn quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống tạo thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn.

Khu du lịch Cửa Lò là điểm du lịch biển hấp dẫn với bãi cát trắng mịn chạy dài gần 10 km, thông ra Hòn Ngư, Hòn Mắt, Đảo Lan Châu e ấp ven bờ như một nét chấm phá của bức tranh thuỷ mạc. Tất cả đã tạo ra cho Cửa Lò có một sức hấp dẫn mạnh mẽ với du khách thập phương.

Nghệ An còn là nơi có nhiều món ăn ngon, đặc sản nổi tiếng: cháo lươn Vinh, cơm lam, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn, cam xã Đoài... là những sản phẩm du lịch có sức cuốn hút khách du lịch quốc tế và trong nước.

Với nhiều lắm những danh lam thắng cảnh, hệ thống di tích, văn hoá phong phú về số lượng, độc đáo về nội dung, đa dạng về loại hình, Nghệ An đang là miền đất hứa, là địa chỉ du lịch hấp dẫn đối với du khách.

Xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Xứ Nghệ là tên chung của vùng Hoan Châu cũ (bao gồm cả Nghệ An và Hà Tĩnh) từ thời Nhà Hậu Lê. Hai tỉnh này cùng chung một vùng văn hóa gọi là văn hóa Lam Hồng, có chung biểu tượng là núi Hồng - sông Lam. Hai tỉnh này có cùng phương ngữ- tiếng Nghệ, cùng kho tàng văn hóa dân gian, cùng ca câu hò ví dặm, cùng uống chung dòng nước sông Lam.

Ngày 27/11, trong kỳ họp lần thứ 9 Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Pháp, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã chính thức công nhận dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tham khảo

Câu hỏi trong lớp Xem thêm