Sưu tầm 2 đoạn văn NGHỊ LUẬN VÀ CHỈ RÕ LUẬN ĐIỂM, LUẬN CỨ, CÁCH LẬP LUẬN (*Chú ý: tìm các vd trong sgk ngữ văn 7 tập 2 và chỉ rõ các gạch đầu dòng!)

1 câu trả lời

ĐOẠN VĂN 1 :

Bài thơ “ngắm trăng” Ɩà một trong những áng văn thơ hay nhất nói về tình yêu thiên nhiên c̠ủa̠ Hồ Chí Minh.Qua song sắt nhà tù, Bác vẫn cảm nhận vẻ đẹp c̠ủa̠ thiên nhiên, đặc biệt Ɩà ánh trăng. Xiềng xích nhà tù chỉ có thể trói được thân thể Bác chứ Ɩàm sao thể ngăn được tâm hồn thi nhân bay đến với thiên nhiên rộng lớn.Hai câu thơ ” Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ/ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” đã chia ra 2 vế người ѵà trăng.Hai câu thơ đã vẽ ra hoàn cảnh thực tại.Song sắt nhà tù được đặt ở giữa thật tài tình.Qua đó ta được thấy sự giao thoa tuyệt diệu giữa người ѵà trăng trong mọi hoàn cảnh.Trong cảnh ngục tù tối tắm, Bác Hồ vẫn thể hiện được ý chí, nghị lực phi thường.Bác vẫn ngắm trăng, vẫn giữ phong thái ung dung, tự tại, không vướng bận vật chất., vẫn hòa mình ѵào thiên nhiên dù tay chân đang bị kìm kẹp bởi xiềng bởi xích.Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, Bác vẫn luôn hướng về bầu trời tự do, hướng về ánh sáng.Phải chăng đó không chỉ Ɩà Ɩà ánh sáng tự nhiên mà còn Ɩà ánh sáng c̠ủa̠ niềm tin, c̠ủa̠ khát vọng độc lập tự do cho dân tộc? Tóm lại, qua bài thơ Bác đã thể hiện tinh thần lạc quan, luôn yêu thiên nhiên dù ở trong mọi hoàn cảnh.

ĐOẠN VĂN 2 :

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

- Luận điểm: ''Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước''

- Luận cứ:  ''nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.''

CẬU THAM KHẢO NHA !!

CÁI NÀY LÀ MÌNH LẤY Ở MẠNG VÌ YÊU CẦU LÀ SƯU TẦM NÊN MONG BẠN THÔNG CẢM :3

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, nhà văn đã sử dụng rất thành công nghệ thuật tương phản. Hai mặt tương phản cơ bản trong tác phẩm được thế hiện rõ nét: một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả; bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ. Những người dân hộ đê quần quật làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: “Tình cảnh trông thật là thảm”. Viên quan đi hộ đê thì ngược lại. Hắn ta ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn–nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, “tình cảnh thảm sầu” không sao kể xiết. Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.

1 lượt xem
1 đáp án
10 giờ trước