sự thành lập bộ máy nhà nước pháp luật quân đôi kinh tế xã hội văn hóa của nhà trần -lý

1 câu trả lời

1. Thời Trần
a) Sự thành lập
- Cuối thế mỉ XII, nhà Lý suy yếu
+ Chính quyền không còn quan tâm đến đời sống nhân dân
+ Kinh tế khủng hoảng, nhân dân ly tán
+ Một số bậc phong kiến địa phương nổi dậy, nhà Lý phải dựa vào nhà Trần để dẹp loạn
→ Nhà Lý thành lập
b) Pháp luật - Quân đội: 
- Ban hành bộ luật Quốc triều hình luật
- Đặt cơ quan Thẩm hình viện để xét xử việc báo cáo
c) Kinh tế, xã hội - Văn hoá: 
* Kinh tế xã hội: 
- Nông nghiệp: 
+ Công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng xã được mở rộng
+ Các vương hầu, quý tộc chiêu tập dân nghèo đi khai hoang lập điền trang
+ Nhà Trần ban thái ấp cho quý tộc
+ Đê điều được củng cố
- Thủ công nghiệp: 
Do nhà nước quản lí, rất phát triển và được mở rộng nhiều ngành nghề: làm đồ gốm tráng men, dệt vải, chế tạo vũ khí
- Thương nghiệp: 
+ Chợ mọc lên nhiều nơi, xuất hiện nhiều thương nhân
+ Kinh thành Thăng Long là trung tâm kinh tế sầm uất của cả nước
+ Buôn bán với nước ngoài được đẩy mạnh ở Vân Đồn
* Văn hoá: 
- Tín ngưỡng cổ truyền được duy trì và phát huy như thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc
- Tôn giáo: 
+ Đạo Phật phát triển nhưng không bằng thời Lý
+ Nho giáo phát triển 
- Các hình thức sinh hoạt văn hoá giân dan như: ca hát, nhảy múa, các trò chơi dân gian
2. Thời Lý: 
a) Sự thành lập: 
- Năm 1009, triều thần tôn Lý Công Uẩn lên làm vua, nhà Lý thành lập
- Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô về Đại La, đổi tên thành Thăng Long
- Năm 1054, nhà Lý đổi tên thành Đại Việt, xây dựng chính quyền quân chủ
b) Pháp luật - Quân đội:
* Luật pháp: Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư
* Quân đội: 
- Gồm 2 quân: quân thuỷ, quân bộ
- Chia làm 2 bộ phận: cấm quân, quân địa phương
- Vũ khí: giáo mác, đao, kiếm, nỏ....
- Thi hành chính sách "Ngụ binh ư nông"
c) Kinh tế, xã hội - Văn hoá: 
* Kinh tế, xã hội: 
- Nông nghiệp: Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu
+ Ruộng đất gồm ruộng công làng xã; ruộng phong cấp cho con cháu, và người có công; ruộng khai hoang.
+ Thủy lợi: cho đào kênh, khơi ngòi, đắp đê.
+ Cấm mổ trộm trâu bò để bảo vệ sức kéo.
+ Nhà vua làm lễ tế thần Nông, xong tự cầm cày - lễ Tịch Điền.
-> Nông nghiệp phát triển, liên tục được mùa
- Thủ công nghiệp
+ Thủ công nghiệp trong nhân dân được phát triển như trồng dâu, nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, làm đồ trang sức, vàng bạc, làm giấy, đúc đồng ……
+ Xưởng thủ công nhà nước ở Thăng Long, dùng hàng nội hóa.
+ Các công trình nổi tiếng của thợ thủ công: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên…
c) Thương nghiệp: 
+ Buôn bán trong nước được mở rộng, Thăng Long là trung tâm kinh tế, chính trị .
+ Buôn bán tấp nập ở biên giới Việt - Trung, bến Vân Đồn (Quảng Ninh)
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển mạnh do điều kiện độc lập, hòa bình và ý thức dân tộc
* Văn hoá: 
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển
- Đạo phật phát triển
- Nhân dân ta thích ca hát, nhảy múa, trò chơi dân gian