Soạn văn 7 bài những câu hát về tình cảm gia đình Soạn ngắn gọn đầy đủ nội dung nhé Cảm ơn nhiều
2 câu trả lời
CA DAO, DÂN CA NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
Trả lời câu 1 (trang 36, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
- Bài ca dao 1: lời của người mẹ hát ru con.
- Bài ca dao 2: lời của người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ.
- Bài ca dao 3: lời của con cháu nói với ông bà.
- Bài ca dao 4: lời của cha mẹ dặn dò con cái hoặc lời anh em tâm sự với nhau.
Em khẳng định như vậy là dựa vào nội dung của mỗi bài ca dao.
Trả lời câu 2 (trang 36, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
- Tình cảm mà bài ca dao 1 muốn diễn tả là tình cảm của cha mẹ đối với con cái, nhắc nhở công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
- Cái hay của bài ca dao:
+ Ví công lao của cha mẹ với các hình ảnh to lớn, vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông.
+ Hình ảnh: cù lao chín chữ cụ thể hóa về công cha, nghĩa mẹ.
+ Ngôn ngữ: sử dụng từ láy “mênh mông”
+ Âm điệu: nhắn nhủ, tâm tình.
- Những câu ca dao tương tự:
- Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
- Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
…
Trả lời câu 3 (trang 36, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
- Bài 2 là tâm trạng của người phụ nữ lấy chồng xa quê.
- Phân tích tâm trạng:
+ Thời gian: "chiều chiều" - từ láy gợi buồn và thời gian tuần hoàn, lặp lại.
+ Không gian: "ngõ sau" - vắng lặng, không gian rộng, gợi sự cô đơn.
+ Hành động: “đứng”, “trông” hướng vọng, không yên lòng.
+ Nỗi niềm: “ruột đau chín chiều” nhớ thương cha mẹ, tê tái, đau buồn không giúp đỡ được cha mẹ.
⟹ Nỗi nhớ quê mẹ của người con gái được thể hiện da diết.
Trả lời câu 4 (trang 36, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Nỗi nhớ và sự kính yêu đối với ông bà được diễn tả trong bài 3:
- Từ ngó lên thể hiện sự kính trọng của con cháu với ông bà.
- Hình ảnh nuộc lạt mái nhà thể hiện sự gắn bó bền chặt của những người trong gia đình và công lao ông bà khó nhọc cần cù gây dựng cho con cháu.
- Cách so sánh bao nhiêu ... bấy nhiêu đã cụ thể hóa nỗi nhớ công lao vốn rất trừu tượng.
Trả lời câu 5 (trang 36, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Trong bài 4, tình cảm anh em thân thương được diễn tả thông qua:
+ Điệp từ "cùng chung - cùng thân": tính thiêng liêng, quan trọng.
+ So sánh: ví anh - em với tay – chân: phải biết gắn kết, nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới êm ấm, hạnh phúc.
+ Cách dùng những từ ngữ mộc mạc, quen thuộc, dễ hiểu khi nói về sự gắn bó thân thiết của tình anh em.
- Bài ca dao muốn nhắc nhở chúng ta: anh em phải hòa thuận, đoàn kết, thương yêu nhau để cha mẹ vui lòng,
Trả lời câu 6 (trang 36, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Những biện pháp nghệ thuật được cả 4 bài sử dụng:
- Thể thơ lục bát.
- Cách ví von, so sánh.
- Những hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong đời sống hàng ngày.
- Ngôn ngữ không theo hình thức đối đáp mà chỉ là lời nhắn nhủ, tâm tình.
Câu 1:
- Bài ca dao 1: lời của người mẹ hát ru con
- Bài ca dao 2: lời của người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ.
- Bài ca dao 3: lời của con cháu nói với ông bà.
- Bài ca dao 4: lời của cha mẹ dặn dò con cái hoặc lời anh em tâm sự với nhau.
Em khẳng định như vậy là dựa vào nội dung của mỗi bài ca dao.
Câu 2:
* Tình cảm mà bài ca dao 1 muốn diễn tả là tình cảm của cha mẹ đối với con cái, nhắc nhở công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ:
- Ví công cha với núi ngất trời: khẳng định sự lớn lao
- Ví mẹ là nước ở ngoài biển Đông thể hiện chiều sâu, chiều rộng.
⟹ Hình ảnh mẹ không lớn lao như người cha nhưng luôn gần gũi, rộng mở hơn.
* Cái hay:
- Sử dụng phép so sánh “công cha – núi ngất trời”, “nghĩa mẹ - nước ở biển Đông” => Công sinh thành của cha mẹ là rất to lớn.
- Hình ảnh: cù lao chín chữ là cụ thể hóa về công cha, nghĩa mẹ, tình cảm biết ơn của con cái.
- Ngôn ngữ: sử dụng từ láy “mênh mông”
- Âm điệu: nhắn nhủ, tâm tình.
* Những câu ca dao tương tự:
- Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
- Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
…
Câu 3:
* Bài 2 là tâm trạng của người phụ nữ lấy chồng xa quê.
* Phân tích tâm trạng:
- Thời gian: “chiều chiều” - gợi buồn, gợi nhớ nhưng nó không phải một lần mà chiều nào cũng vậy, nỗi buồn cứ chồng chất lên nhau làm cho cô gái đó càng nhớ nhà, nhớ mẹ da diết.
- Không gian: “ngõ sau” là ngõ vắng hoe, heo hút, thế là chiều nào cô cũng đứng ở đó để trông về quê mẹ. Trong cái khung cảnh ảm đạm, người phụ nữ đứng có một mình, thui thủi mới càng nhỏ bé và đáng thương hơn bao giờ hết.
- Hành động: “đứng”, “trông” về quê mẹ.
- Nỗi niềm: “ruột đau chín chiều” tức là cô đau nhiều bề
⟹ Nỗi nhớ mẹ của người con gái trong bài ca dao này rất da diết.
Câu 4:
* Bài 3 là diễn tả nỗi nhớ và sự kính yêu đối với ông bà.
* Phân tích:
- Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh để diễn tả tình cảm ấy: nỗi nhớ được so sánh với nuộc lạt buộc trên mái nhà. Mà như chúng ta biết, so sánh với nuộc lạt mái nhà là so sánh với sự vô cùng, vô kể bởi nuộc lạt có rất nhiều.
⟹ Tình cảm, nỗi nhớ của con cháu với ông bà là không đếm được.
- Cái hay của cách diễn đạt này nằm ở cách dùng từ “ngó lên” chỉ sự thành kính và hình ảnh so sánh “nỗi nhớ - nuộc lạt” ngoài ý nghĩa chỉ nỗi nhớ vô kể, không đếm được nó còn thể hiện sự kết nối bền chặt tình cảm máu mủ, tình cảm huyết thống của những người trong gia đình mà cụ thể là của con cháu đối với ông bà.
Câu 5:
* Trong bài 4, tình cảm anh em thân thương được diễn tả:
Trước hết, được diễn tả bằng các từ ngữ “chung”, “cùng chung”, “hòa thuận”, “vui vầy” để thể hiện rằng anh em luôn luôn hòa thuận, vui vẻ với nhau.
Tiếp theo, có sử dụng phép so sánh: sự yêu quý nhau của anh em được so sánh với “như thể tay chân”. Anh em cũng như tay chân phải biết gắn kết, nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới êm ấm, hạnh phúc.
Đặc biệt, cái hay ở đây là dùng những từ ngữ mộc mạc, quen thuộc, dễ hiểu khi nói về sự gắn bó thân thiết của tình anh em.
Câu 6:
Những nghệ thuật được cả 4 bài sử dụng:
- Thể thơ lục bát.
- Cách ví von, so sánh.
- Những hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong đời sống hàng ngày.
- Ngôn ngữ không theo hình thức đối đáp mà chỉ là lời nhắn nhủ, tâm tình.