soạn văn 7 bài mạch lạc trong văn bản ạ Mn gúp e vs ạ

2 câu trả lời

I. MẠCH LẠC VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỀ MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN

1. Mạch lạc trong văn bản

a. Mạch lạc trong văn bản có những tính chất gì?

b. Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

Trả lời:

a. Hai chữ mạch lạc trong đông y vốn có nghĩa là mạch máu trong thân thể. Trong một văn bản cũng có cái gì như mạch máu làm cho các phần của văn bản thống nhất lại, gọi là mạch lạc. Như vậy mạch lạc trong văn bản có những tính chất sau:

- Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong văn bản

- Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn.

b. Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo trình tự hợp lí: Vì các câu, các ý ấy thống nhất xoay quanh một ý chung.

2. Các điều kiện dể một văn bản có tính mạch lạc

a. Hãy cho biết toàn bộ sự việc trong văn bản xoay quanh sự việc chính nào. Sự chia tay và những con búp bê đóng vai trò gì trong truyện? Hai anh em Thành và Thủy có vai trò gì trong truyện?

b. Theo em, đó có phải chủ đề liên kết các sự việc nêu trên thành một thể thống nhất không? Đó có thể xem là mạch lạc của văn bản không/.

c. Những mối liên hệ giữa các đoạn ấy có tự nhiên, hợp lí không?

Trả lời:

a. Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê kể về nhiều sự việc; khác nhau: mẹ bắt hai anh em Thành, Thủy rất thương nhau chuyện về hai con búp bê; Thành đưa em đến lớp chào cô giáo và các bạn; hai anh em phải chia tay; Thủy để cả hai con búp bê lại cho Thành. Nhưng không vì thế mà văn bản ấy thiếu mạch lạc, vì toàn bộ các sự việc chính; hai anh em Thành, Thủy buộc phải xa nhau, nhưng các em đã nhất định không chịu để cho tình cảm anh em mình phải chia lìa. Trong đó “sự chia tay “và “những con búp bê" là sự kiện chính, còn hai anh em Thành, Thủy là nhân vật chính của truyện.

b. Các từ ngữ: chia tay, chia đồ chơi, chia ra, chia đi, xa nhau, khóc... cứ lặp đi lặp lại trong bài. Một loạt từ ngữ và chi tiết khác biểu thị ý không muốn phân chia cũng lặp đi lặp lại: anh cho em tất, chẳng muốn chia bôi, chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau, không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau... Các sự việc nêu trên đã liên kết xoay quanh một chủ đề thống nhất. Đó chính là sự mạch lạc văn bản.

Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê, có đoạn kể việc hiện tại, có đoạn kể việc quá khứ, có đoạn kể chuyện hôm qua, có đoạn kể chuyện sáng nay. Các đoạn ấy được nối với nhau theo mối liên hệ thời gian.

c. Trong văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê", các đoạn văn được nối với nhau bằng nhiều mối quan hệ:

- Đoạn kể về quá khứ với đoạn kể về hiện tại ⟶ liên hệ tâm lí.

- Đoạn kể về việc ở nhà với đoạn kể về việc ở trường ⟶ liên hệ không gian.

- Đoạn kể chuyện hôm qua với đoạn kể về chuyện sáng nay ⟶ liên hệ thời gian.

- Đoạn kể về tâm trạng của hai an hem với đoạn kể về cảnh vật bên ngoài ⟶ liên hệ tương phản.

- Cảnh chia đồ chơi với cảnh chia tay của hai an hem ⟶ liên hệ tương đồng.

⟹ Những mối liên hệ giữa đoạn là tự nhiên hợp lí.

I. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản:

1. Mạch lạc trong văn bản:

a. Mạch lạc trong văn bản là tuần tự đi khắp các phần, các đoạn trong văn bản; thông suốt, liên tục , không đứt đoạn.

b. Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí. Vì các câu, các ý xoay quanh một chủ đề, một ý chung.

2. Các điều kiện để một văm bản có tính mạch lạc:

a. Toàn bộ sự việc văn bản xoay quanh những sự việc chính: Hai anh em Thành và Thủy phải xa nhau nhưng hai anh em nhất định không để cho tình cảm phải chia lìa. Trong đó sự chia tay và những con búp bê là sự kiện chính còn anh em Thành và Thủy là 2 nhân vật chính.

b. Các từ ngữ biểu thị ý không muốn phân chia chính là vấn đề chủ yếu liên kết các sự việc nêu trên thành một thể thống nhất. Đó được xem là mạch lạc của văn bản.

c. Các đoạn được nối với nhau theo mối liên hệ:

- Hiện tại – quá khứ: mối liên hệ tâm lí.

- Việc ở nhà - ở trường: mối liên hệ không gian.

- Kể chuyện hôm qua – sáng nay: mối liên hệ thời gian.

- Kể về tâm trạng của anh em với cảnh vật thiên nhiên: mối liên hệ tương phản.

- Cảnh chia đồ chơi: mối liên hệ tương đồng.

⟹ Những mối liên hệ giữa các đoạn ấy có tự nhiên và và hợp lí.

II. LUYỆN TẬP:

1. Hãy tìm hiểu tính mạch lạc của:

a. Văn bản “Mẹ tôi”

- Đầu tiên, lời giới thiệu của nhân vật tôi nói lí do bố viết thư cho mình.

- Phần tiếp theo, nội dung bức thứ:

+, Nỗi buồn của bố trước thái độ hỗn láo của con đối với mẹ có sự chứng kiến của cô giáo.

+, Nhắc lại sự chăm sóc, những đêm thức của mẹ dành cho con.

+, Nói về sự hi sinh và vai trò của người mẹ.

+, Nói đến nếu một ngày mẹ mất con sẽ cay đắng và hối hận biết chừng nào.

+, Thái độ nghiêm khắc của bố dành cho En-ri-cô phải xin lỗi mẹ và sửa chữa sai lầm đó.

⟹ Chủ đề xuyên suốt: thể hiện lòng yêu con vô bờ bến của người mẹ.

b.

(1) Lão nông và các con:

- 2 câu đầu (Mở bài): thể hiện giá trị của lao động.

- Tiếp…bội thu (Thân bài): hành trình lao động.

- 4 câu cuối (Kết bài): Kho vàng có được là nhờ sức lao động của con người.

⟹ Chủ đề xuyên suốt: lao động là vàng.

(2)

- Mở bài (câu 1): giới thiệu về màu vàng khác nhau của làng quê.

- Thân bài (tiếp…vàng mới): thể hiện phong phú của màu vàng ở các sự vật.

- Kết bài (2 câu còn lại): cảm nhận và nhận xét về sắc vàng đó.

⟹ Chủ đề xuyên suốt: Sắc vàng trù phú ở làng quê.

2. Trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả đã không thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của người lớn. Theo em, như vậy câu chuyện không thiếu mạch lạc vì:

- Vấn đề xuyên suốt tác phẩm là sự chia tay của anh em Thành Thủy và những con búp bê.

- Thêm chuyện của người lớn vào thì nội dung truyện sẽ bị phân tán làm học sinh khó hiểu.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, nhà văn đã sử dụng rất thành công nghệ thuật tương phản. Hai mặt tương phản cơ bản trong tác phẩm được thế hiện rõ nét: một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả; bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ. Những người dân hộ đê quần quật làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: “Tình cảnh trông thật là thảm”. Viên quan đi hộ đê thì ngược lại. Hắn ta ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn–nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, “tình cảnh thảm sầu” không sao kể xiết. Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.

5 lượt xem
1 đáp án
22 giờ trước