Soạn ra dùm ạ I. Tiếng việt 1. Từ ghép 2.Từ láy 3.Từ đồng nghĩa 4.Từ trái nghĩa 5.Từ đồng âm 6. Điệp ngữ

2 câu trả lời

1.Từ ghép là gì?

Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc hơn hai tiếng(tiếng hay gọi là từ đơn độc lập) lại với nhau. Các tiếng đó có quan hệ với nhau về nghĩa, căn cứ vào quan hệ giữa các thành tố đó mà phân loại là từ ghép chính phụ hay từ ghép đẳng lập.

 Từ ghép đẳng lập

Khái niệm: từ ghép đẳng lập là loại từ ghép trong đó các tiếng đều có vai trò ngang nhau, không phân biệt đâu là tiếng chính hay đâu là tiếng phụ. Các tiếng của từ ghép đẳng lập bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp và có thể hoán đổi vị trí các từ mà nghĩa của từ ghép đó không thay đổi.

Từ ghép chính phụ

Khái niệm: từ ghép chính phụ là loại từ ghép được tạo bởi 2 từ đơn trong đó có 1 tiếng giữ vai trò chính và một tiếng có vai trò phụ. Tiếng chính đứng trước mang ý nghĩa bao quát còn tiếng phụ đứng sau nhằm để làm rõ nghĩa cho tiếng chính và nó sẽ phụ thuộc vào tiếng chính.

Từ ghép tổng hợp

Khái niệm: từ ghép tổng hợp là loại từ ghép mà nghĩa của nó nhằm biểu thị rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với nghĩa từng tiếng trong từ. Mỗi từ ghép tổng hợp đều mang ý nghĩa nhất định, nhưng khi ghép 2 từ lại với nhau thì ý nghĩa của từ ghép sẽ bao quát hơn, mở rộng hơn. Từ ghép tổng hợp thường được dùng để chỉ người hoặc vật nói chung.

2.Từ láy là gì ?

là từ được cấu tạo từ hai tiếng, được tạo nên bởi các tiếng giống nhau về âm, về vần hoặc cả âm và vần. Trong đó có thể có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không có nghĩa, khi đó 2 từ được ghép với nhau tạo nên một từ có nghĩa.

Từ láy toàn bộ: Là loại từ được láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, luôn luôn, ào ào.

Đôi khi để nhấn mạnh và tạo sự tinh tế hài hòa về âm thanh, một số từ còn được thay đổi phụ âm cuối hoặc thanh điệu. Ví dụ: Thoang thoảng, lanh lảnh, ngoan ngoãn.

Từ láy bộ phận: Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn:

– Láy âm: Là những từ có phần âm lặp lại nhau.

Ví dụ: Mênh mông, miên man, xinh xắn, ngơ ngác, mếu máo…

– Láy vần: Là những từ có phần vần lặp lại nhau.

Ví dụ: Chênh vênh, liêu xiêu, lao xao, liu diu.

Từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều hơn từ láy toàn bộ vì dễ phối vần và âm.

3.Từ đồng nghĩa là gì ?

Từ đồng nghĩa trong tiếng Việt là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, trong một số trường hợp từ đồng nghĩa có thể thay thế hoàn toàn cho nhau, một số khác cần cân nhắc về sắc thái biểu cảm trong trường hợp cụ thể.

Từ đồng nghĩa được chia thành hai loại chính là:

-Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, có thể thay thế cho nhau 

-Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối): là những từ có nghĩa giống nhau nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm hoặc cách thức hành động nên cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn thay thế cho nhau.

4.Từ trái nghĩa là gì?

Từ trái nghĩa là những từ, cặp từ có nghĩa trái ngược nhau, nhưng có liên hệ tương liên nào đó. Loại từ này có thể chung một tính chất, hành động, suy nghĩ nhưng ý nghĩa lại ngược nhau. Hoặc giữa 2 từ không có mối quan hệ từ, ngữ nghĩa gì, nó thường được sử dụng để nhấn mạnh, so sánh, gây chú ý… 

Từ trái nghĩa nhưng có điểm chung:

-Ý nghĩa có thể khác nhau, nhưng có thể cùng tính chất, bản chất hay cấu tạo nào đó. Loại này thường được sử dụng trong giao tiếp và ít dùng trong thơ ca.

Từ trái nghĩa về mặt logic:

-Logic ở đây là các khái niệm luôn đúng, thường được áp dụng trong khoa học, toán học, vật lý… Nó thường khác nhau về ngữ âm và phản ánh sự tương phản về những khái niệm nào đó.

Từ trái nghĩa nhưng thuộc nhiều cặp từ với nghĩa khác nhau.

-Loại này thường nhầm với từ đồng âm, vì vậy cần phân tích kỹ để đưa ra kết luận chính xác.

5.Từ đồng âm là gì?

Từ đồng âm được biết đến là các từ trùng nhau về hình thức ngữ âm (thường là viết, đọc giống nhau) nhưng lại khác nhau về mặt ngữ nghĩa của từ. Muốn hiểu được một cách đầy đủ và chi tiết về từ đồng âm phải đặt từ đó vào trong những lời nói, câu văn và hoàn cảnh cụ thể.

Tùy thuộc vào ngữ cảnh cũng như cách sử dụng trong câu mà từ đồng âm được chia thành 3 loại chính sau:

Đồng âm từ vựng

-Đồng âm từ vựng là các từ giống nhau về cách phát âm, cách đọc, cùng thuộc một loại từ, tuy nhiên lại mang nghĩa khác nhau hoàn toàn.

Đồng âm từ và tiếng

-Đồng âm từ và tiếng thường có từ giống nhau, đề cập đến 1 tiếng nhưng 1 từ là động từ và 1 từ còn lại là danh từ hoặc 1 danh từ, 1 tính từ…

Đồng âm từ vựng – ngữ pháp

Loại đồng âm này được hiểu là các từ có cùng âm, cùng cách đọc chỉ khác nhau về từ loại.

6.Điệp ngữ là gì?

Là một biện pháp nghệ thuật mà ở đó việc tác giả lặp đi lặp lại một từ, một cụm từ hay cả một câu với dụng ý cụ thể để tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, đoạn thơ.

Việc lặp một từ người ta hay gọi là điệp từ, lặp các cụm hay câu gọi là điệp ngữ. Người ta còn có cách lặp lại một dạng câu (câu hỏi, câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm thán…) nhiều lần trong cùng đoạn văn, đoạn thơ thì gọi là điệp cấu trúc câu (điệp cấu trúc cú pháp).

Điệp nối tiếp

-Điệp nối tiếp là kiểu điệp mà các từ ngữ, cụm từ được lặp lại đứng nối tiếp nhau trong câu. Tác dụng thường là để tạo sự mới mẻ, tăng tiến, liền mạch.

Điệp ngắt quãng

-Điệp ngắt quãng là các từ ngữ lặp giãn cách nhau, có thể là cách nhau trong một câu văn hoặc cách nhau trong hai, ba câu thơ của một khổ thơ.

Điệp vòng (điệp chuyển tiếp)

-Điệp vòng được hiểu là các từ ngữ, cụm từ ở cuối câu văn, câu thơ trước được lặp lại ở đầu câu văn. Câu thơ sau tạo sự chuyển tiếp, gây cảm xúc dạt dào cho người đọc, người nghe.

Tác dụng của điệp ngữ

Tác dụng nhấn mạnh

-Điệp ngữ được sử dụng câu thơ, văn thường có tác dụng nhấn mạnh vào một sự vật, sự việc nào đó hoặc việc lặp lại có chủ đích nhấn mạnh tâm tư, tình cảm, nỗi lòng của nhân vật được nhắc tới trong câu

Tác dụng liệt kê

-Điệp ngữ còn có tác dụng liệt kê các sự vật, sự việc được nói tới trong câu làm sáng tỏ ý nghĩa, tính chất của sự vật, sự việc.

Tác dụng khẳng định

-Các từ ngữ lặp lại tác dụng khẳng định điều tất yếu, niềm tin tác giả vào sự việc sẽ xảy ra.

1.Từ ghép là từ gồm các tiếng có quan hệ về nghĩa.Có 2 loại từ ghép: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

- Từ ghép chính phụ là từ gồm tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau bổ sung nghĩa cho tiếng chính.

Ví dụ : Cây xoài,....

- Từ ghép đẳng lập gồm các tiếng bình đẳng với nhua về mặt ngữ pháp,không phân ra tiếng chính tiếng phụ.

Ví dụ : nhà cửa,......

2.Từ láy là từ gồm các tiếng lái âm với nhauTừ láy gồm 2 loại : Từ láy bộ phận và láy toàn bộ.

- Láy bộ phận các tiếng láy âm đầu hoặc láy vần với nhau.

Ví dụ : lao xao,...

- Từ láy toàn bộ : các tiếng láy cả âm lẫn vần,có thể biến đổi thanh điệu và phụ âm cuối.

Ví dụ : đo đỏ,....

3.Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩagiống nhua hoặc gần giống nhau.Từ đồng nghĩa gồm: từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

- Từ đồng nghĩa hoàn toàn là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau,có thể thay thế lẫn cho nhau trong câu văn.

Ví dụ : trái-quả;ba - cha(bố) ;.....

- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn : là các từ tuy cùng nghĩa nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm,không thể thay thế cho nhau trong câu văn được.

Ví dụ : Phụ nữ-Đàn bà- Con gái,.....

4. Từ trái ngĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

Ví dụ : đen-trắng ; xấu-đẹp,....

* Một từ cũng có thể có nhiều từ trái nghĩa.

Ví dụ : Già-non,trẻ ; ........

5. Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác xa nhau về nghĩa của nó.

Ví dụ : bàn ( ăn ) - bàn( bạc) ;.......

6. Điệp ngữ là lặp đi lặp lại một từ,hoặc cụm từ hoặc cả câu nhằm nhấn mạnh ý gây ấn tượng,tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.Có ba dạng điệp ngữ : Điệp ngữ cách quảng,điệp ngữ vòng và điệp ngữ nối tiếp.

Chúc em học tốt!!!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm