Soạn hộ tôi bài sông núi nước non

2 câu trả lời

Câu 1 (trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Bài thơ Nam quốc sơn hà thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt : 4 câu, mỗi câu 7 tiếng; hiệp vần cuối câu.

Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia.

- Nội dung Tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này :

+ Nước Nam thuộc chủ quyền người Nam, có vị vua riêng, nước Nam độc lập đã là phận định sẵn.

+ Khi ngoại bang xâm chiếm nhất định sẽ gánh lấy thất bại.

Câu 3 (trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Bố cục thể hiện nội dung biểu ý :

+ Hai câu đầu : nước Nam là của người Nam, điều đó đã được định ở sách trời.

+ Kẻ thù không được phép xâm phạm nếu không sẽ chuốc lấy bại vong.

- Nhận xét : bố cục lô-gic và chặt chẽ, nêu chủ quyền trước, sau biểu ý quyết tâm bảo vệ chủ quyền.

Câu 4 (trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam còn biểu cảm. Điều đó được bộc lộ trực tiếp mà kín đáo qua lời khẳng định, ngôn từ đanh thép, mãnh liệt, quyết tâm.

Câu 5 (trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Giọng điệu bài thơ qua ngôn ngữ : dõng dạc, đanh thép, mang đầy tinh thần hào hùng dân tộc.

Luyện tập

Câu 1 (trang 65 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

“Nam đế cư” khẳng định sự bình đẳng giữa hai nước, nước có vua là nước độc lập. Người xưa coi trời là đấng tối cao và vua (thiên tử - con trời) mới có quyền định đoạt mọi việc ở trần gian. Nước Nam có “Nam đế cư” – có Thiên tử chứ không phải là “vua nhỏ” dưới quyền cai trị của Hoàng đế Trung Hoa.

Câu 1 (trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Bài thơ Nam quốc sơn hà thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt : 4 câu, mỗi câu 7 tiếng; hiệp vần cuối câu.

Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia.

- Nội dung Tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này :

+ Nước Nam thuộc chủ quyền người Nam, có vị vua riêng, nước Nam độc lập đã là phận định sẵn.

+ Khi ngoại bang xâm chiếm nhất định sẽ gánh lấy thất bại.

Câu 3 (trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Bố cục thể hiện nội dung biểu ý :

+ Hai câu đầu : nước Nam là của người Nam, điều đó đã được định ở sách trời.

+ Kẻ thù không được phép xâm phạm nếu không sẽ chuốc lấy bại vong.

- Nhận xét : bố cục lô-gic và chặt chẽ, nêu chủ quyền trước, sau biểu ý quyết tâm bảo vệ chủ quyền.

Câu 4 (trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam còn biểu cảm. Điều đó được bộc lộ trực tiếp mà kín đáo qua lời khẳng định, ngôn từ đanh thép, mãnh liệt, quyết tâm.

Câu 5 (trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Giọng điệu bài thơ qua ngôn ngữ : dõng dạc, đanh thép, mang đầy tinh thần hào hùng dân tộc.

Luyện tập

Câu 1 (trang 65 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

“Nam đế cư” khẳng định sự bình đẳng giữa hai nước, nước có vua là nước độc lập. Người xưa coi trời là đấng tối cao và vua (thiên tử - con trời) mới có quyền định đoạt mọi việc ở trần gian. Nước Nam có “Nam đế cư” – có Thiên tử chứ không phải là “vua nhỏ” dưới quyền cai trị của Hoàng đế Trung Hoa.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

các bạn giúp mình với hứa vote 5* Cuối xuân, khi cái rét muộn còn dùng dằng như chưa muốn bước chân đi, cũng là lúc mùa xuân bẽn lẽn chuẩn bị chia tay trong khi mùa hè sắp sửa tràn về. Cuối xuân, chỉ còn một vài vệt rét mỏng manh vương vãi, rải rác trên các bờ ao, góc vườn, ngõ xóm,... Cuối xuân, cũng là mùa hoa của hoa sầu đồng phơn phớt tím bung nở như dấu hiệu để gọi màu tìm bằng lăng, màu đỏ hoa phương đua sắc rực rỡ giữa trời hè. Tất cả đều lặng lẽ nhưng rạo rực. Trong khi ấy, một tiếng ve nhẹ nhàng, trong vắt, đứt quãng vang lên một cách rụt rè. Tiếng ve đơn độc như đang thứ giọng gọi mùa hè, mùa thi của học trò sắp đến rồi. Hình như tuổi thơ, tuổi học trò mới chú ý lắng nghe tiếng ve kêu, nên tiếng ve đơn độc kia đã khẽ khàng đẩy đưa tâm hồn trẻ thơ vào bức tranh chớm hạ. (Trích Tiếng ve gọi mùa - Ngô Văn Cừ) Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Câu 2 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn? Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Cuối xuân, khi cái rét muộn còn dùng dằng như chưa muốn bước chân đi, cũng là lúc mùa xuân bẽn lẽn chuẩn bị chia tay trong khi mùa hè sắp sửa tràn về. Câu 4 (2,0 điểm): Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên được gợi ra từ đoạn văn trên.

2 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước