Soạn bài tục ngữ về con người và xã hội lớp 7. Ai soạn rồi chụp mik với nhé:)))💖🌹🌹

2 câu trả lời

đây là bài mik hc trên trường

Traloi:

TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu 2:

1.Con người quý hơn tiền bạc.

Nghĩa của câu tục ngữ:Đề cao giá trị của con người.

2Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người.

Nghĩa của câu tục ngữ:Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người.

3.Dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu.

Nghĩa của câu tục ngữ:Dù nghèo khó vẫn phải biệt giữ gìn nhân cách tốt đẹp.

4.Cần phải học cách ăn, nói,... đúng chuẩn mực.

Nghĩa của câu tục ngữ:Cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá.

5.Muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn.

Nghĩa của câu tục ngữ:Đề cao vị thế của người thầy.

6.Học thầy không bằng học bạn.

Nghĩa của câu tục ngữ:Đề cao việc học bạn.

7.Khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình.

Nghĩa của câu tục ngữ:Đề cao cách ứng xử nhân văn.

8.Được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó.

Nghĩa của câu tục ngữ:Phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.

9.Việc lớn, việc khó không thể do một người làm được; mà phải cần nhiều người hợp sức.

Nghĩa của câu tục ngữ:Khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết.

Câu 3:

 Hai câu tục ngữ nêu mối quan hệ thầy trò, bình luận, đánh giá vai trò của người thầy và xác định việc tiếp thu học hỏi từ bạn bè được nhân dân đúc kết:

- Không thầy đố mày làm nên.

- Học thầy không tày học bạn.

Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau, cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa.

Câu 4. 

Các giá trị nổi bật của các đặc điểm trong tục ngữ:

a) Diễn đạt bằng so sánh :

- Một mặt người bằng mười mặt của.

- Học thầy không tày học bạn.

- Thương người như thể thương thân.

Phép so sánh được sử dụng rất đa dạng, linh hoạt. Trong câu thứ nhất, người - mười vần và đối nhau qua từ so sánh bằng. Trong câu thứ hai cũng diễn đạt quan hệ đó, từ so sánh tày, vần với thầy trong vế đưa ra so sánh. Câu thứ ba dùng từ so sánh như. Phép so sánh có tác dụng làm các câu tục ngữ dễ thuộc, dễ nhớ, chuyển tải được ý tưởng một cách dễ dàng.

b) Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ :

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

- Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Hình ảnh ẩn dụ trong câu thứ nhất : từ quả - cây nghĩa đen chuyển sang thành quả  người có công giúp đỡ, sinh thành... Tương tự như vậy, cây  non chuyển sang nghĩa một cá nhân  việc lớn, việc khó... Phép ẩn dụ có tác dụng mở rộng nghĩa, diễn đạt uyển chuyển các ý tưởng cần nêu.

c) Dùng từ và câu có nhiều nghĩa :

- Cái răng, cái tóc : không những chỉ răng, tóc cụ thể, mà còn chỉ các yếu tố hình thức nói chung - là những yếu tố nói lên hình thức, nhân cách con người.

- Đói, rách : không những chỉ đói và rách mà còn chỉ khó khăn, thiếu thốn nói chung ; sạch, thơm : chỉ việc giữ gìn tư cách, nhân phẩm tốt đẹp.

- Ăn, nói, gói, mở... : ngoài nghĩa đen còn chỉ việc học cách giao tiếp, ứng xử nói chung.

- Quả, kẻ trồng cây, cây, non... : cũng có nhiều nghĩa, như đã nói trong câu 3.

Các cách dùng từ này tạo ra các lớp nghĩa phong phú, thích ứng với nhiều tình huống diễn đạt và hoàn cảnh giao tiếp.

BÀI TẬP PHẦN LUYỆN TẬP

+Một số câu tục ngữ đồng nghĩa :

- Máu chảy ruột mềm.

- Chết trong hơn sống đục.

- Uống nước nhớ nguồn.

+Một số câu tục ngữ trái nghĩa :

- Của trọng hơn người.

- Ăn cháo đá bát

- Được chim bẻ ná, được cá quên nơm.

XIN 5 SAOBẠN THAM KHẢO Ạ!CHÚC BẠN HỌC TỐT NKEE<33
Câu hỏi trong lớp Xem thêm

các bạn giúp mình với hứa vote 5* Cuối xuân, khi cái rét muộn còn dùng dằng như chưa muốn bước chân đi, cũng là lúc mùa xuân bẽn lẽn chuẩn bị chia tay trong khi mùa hè sắp sửa tràn về. Cuối xuân, chỉ còn một vài vệt rét mỏng manh vương vãi, rải rác trên các bờ ao, góc vườn, ngõ xóm,... Cuối xuân, cũng là mùa hoa của hoa sầu đồng phơn phớt tím bung nở như dấu hiệu để gọi màu tìm bằng lăng, màu đỏ hoa phương đua sắc rực rỡ giữa trời hè. Tất cả đều lặng lẽ nhưng rạo rực. Trong khi ấy, một tiếng ve nhẹ nhàng, trong vắt, đứt quãng vang lên một cách rụt rè. Tiếng ve đơn độc như đang thứ giọng gọi mùa hè, mùa thi của học trò sắp đến rồi. Hình như tuổi thơ, tuổi học trò mới chú ý lắng nghe tiếng ve kêu, nên tiếng ve đơn độc kia đã khẽ khàng đẩy đưa tâm hồn trẻ thơ vào bức tranh chớm hạ. (Trích Tiếng ve gọi mùa - Ngô Văn Cừ) Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Câu 2 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn? Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Cuối xuân, khi cái rét muộn còn dùng dằng như chưa muốn bước chân đi, cũng là lúc mùa xuân bẽn lẽn chuẩn bị chia tay trong khi mùa hè sắp sửa tràn về. Câu 4 (2,0 điểm): Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên được gợi ra từ đoạn văn trên.

2 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước