So sánh thực vật c3 ,c4 và thực vật cam
2 câu trả lời
Đáp án:
* Giống nhau:
- Trong pha sáng: cơ chế giống nhau
- Trong pha tối:
+ Đều thực hiện chu trình C3 (Canvin) tạo ra AlPG rồi hình thành:
@ C6H12O6 --> saccarozo, tinh bột
@ Axitamin, protein, lipit
+ Nguyên liệu của pha tối: CO2, ATP, NADPH
* Khác nhau trong pha tối: Bạn kẻ bảng so sánh theo các ý sau:
- Môi trường sống:
+ C3: Khí hậu ôn hòa, cường độ ánh sáng bình thường
+ C4: 1 số TV nhiệt đới, cận nhiệt đới, cường độ AS mạnh
+ CAM: TV thân mọng nước vùng khô hạn hoang mạc
- Đại diện:
+ C3: Rêu, cây gỗ lớn...
+ C4: mía, rau dền, ngô...
+ CAM: Thanh long, dứa, xương rồng
- Chất nhận CO2:
+ C3: Ribulozo - 1,5 - diphotphat
+ C4 và CAM: PEP (photphoenolpiruvat)
- Sản phẩm đầu tiên:
+ C3: APG
+ C4 và CAM: AOA (axit oxaloaxetic) hoặc axit malic.
- Tiến trình và thời gian:
+ C3: 1 giai đoạn là chu trình Canvin diễn ra vào ban ngày
+ C4: 2 gđ đều diễn ra vào ban ngày. Gđ1: cố định CO2 theo chu trình C4 và gđ 2: tái cố định CO2 theo chu trình Canvin.
+ CAM: Gđ 1: cố định CO2 theo CT C4 --> ban đêm và gđ2: tái cố định CO2 theo CT Canvin --> ban ngày.
- Không gian:
+ C3: Diễn ra ở tế bào mô giậu
+ C4: Gđ 1 ở TB mô giậu, gđ 2 ở TB bao bó mạch
+ CAM: 2 gđ ở TB mô giậu
- Loại lục lạp
+ C3: 1 loại
+ C4: 2 loại (ở TB mô giậu và bao bó mạch)
+ CAM: 1 loại
- Năng suất quang hợp:
+ C3: thấp
+ C4: cao
+ CAM: cao
Giải thích các bước giải:
Đáp án: Giống nhau ở pha sáng
gồm: + Quang lí: Diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời => dạng kích thích
+ Quang phân li nước: Sử dụng năng lượng mà diệp lục nhận được để phân li nước theo phương trình
+ Quang hoá: hình thành ATP, NADPH
Giải thích các bước giải:
Đặc điểm |
Thực vật C3 |
Thực vật C4 |
Thực vật CAM |
Môi trường sống |
Khí hậu ôn hòa, cường độ ánh sáng bình thường |
1 số TV nhiệt đới, cận nhiệt đới, cường độ AS mạnh |
TV thân mọng nước vùng khô hạn hoang mạc |
Đại diện |
Lúa, đậu.. |
Ngô, mía |
Xương rồng, dứa |
Giải phẫu Kranz (có 2 loại lục lạp) |
Không - Có 1 loại lục lạp ở tế bào mô giậu - lá bình thường |
Có - Có 2 loại lục lạp ở tế bào mô giậu, tế bào bao bó mạch - lá bình thường |
Không - Có 1 loại lục lạp ở tế bào mô giậu - lá mọng nước |
Chất nhận CO2 đầu tiên |
RDP |
PEP |
PEP |
Sản phẩm đầu tiên |
APG (C3) |
AOA (C4) |
AOA (C4) |
Enzym cacboxyl hoá |
RDP-cacboxylase |
PEP - cacboxylase |
PEP-cacboxylase |
Thời gian cố định CO2 |
Ngoài sáng |
Ngoài sáng |
Trong tối |
Quang hô hấp |
Cao |
Rất thấp |
Rất thấp |
Nhiệt độ thích hợp |
20 - 30oC |
25 - 35oC |
30 - 40oC |
ức chế quang hợp bởi O2 |
Có |
Không |
Có |
Hiệu ứng nhiệt độ cao |
Kìm hãm |
Kích thích |
Kích thích |
Điểm bù CO2 |
Cao(25-100 ppm) |
Thấp (0-10 ppm) |
Thấp (0-5 ppm) |
Điểm bão hoà ánh sáng |
Thấp: 1/3 ánh sáng mặt trời toàn phần |
Cao, khó xác định |
Cao, khó xác định |
Năng suất sinh vật học |
Trung bình đến cao |
Cao |
Thấp |
Sự thoát hơi nước (Nhu cầu nước) |
Cao |
Thấp |
Rất thấp |