Phát biểu cảm nghĩ về tác giả tác phẩm bài thơ cảnh khuya,tiếng gà trưa,bánh trôi nước(hứa vote 5sao)
2 câu trả lời
Nhà thơ Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ hiện đại mà em vô cùng yêu mến. Thơ của bà giàu chất trữ tình với những ngôn từ mộc mạc, giản dị. Xuân Quỳnh chủ yếu chọn các đề tài bình dị của cuộc sống chẳng hạn như tình yêu, tình mẹ con, tình bà cháu, tình yêu đất nước. Mặc dù cuộc đời ngắn ngủi nhưng Xuân Quỳnh đã để lại cho đời nhiều tác phẩm hay.
Bài thơ Tiếng gà trưa là một trong những tác phẩm đặc sắc của Xuân Quỳnh. Bài thơ viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Trước cảnh nước nhà đang rơi vào cảnh bom đạn, các thanh niên thời ấy đã xông pha ra trận. Trong số ấy có người cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa. Bài thơ gợi nhớ lại những kỉ niệm êm đẹp giữa hai bà cháu. Tình cảm ấy chính là bước đệm để làm tăng thêm tình yêu đất nước.
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa
Những chàng trai trẻ tuổi vốn chỉ quen với cây bút, cái cày thì nay tạm gác lại tất cả để đi ra trận. Giữa cảnh chiến trường, họ mang trong mình một nỗi nhớ nhà da diết. Ở đây, tác giả chỉ ra một nỗi nhớ cụ thể đó chính là tiếng gà trưa. Mỗi người có cho mình một nỗi nhớ khác nhau, có người nhìn sông thì nhớ quê nhưng cũng có người như Xuân Quỳnh, tiếng gà là một sự ám ảnh lạ kì. Chỉ một tiếng gà gáy thôi mà như là nhìn thấy cả tuổi thơ:
Xem thêm: Phát biểu cảm nhận về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
Cục… cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Trong tâm tưởng của người cháu, những kỉ niệm tuổi thơ hiện về thông qua tiếng gà trưa. Đó là hình ảnh của ổ rơm hồng với đầy những quả trứng mà những cô gà mái mơ mới đẻ. Rồi hình ảnh của người bà tần tảo sớm hôm chăm lo cho cháu. Nhớ cả câu chuyện cháu nhìn gà đẻ bị bà mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt
Trong suy nghĩ non nớt của những đứa trẻ thường bị người lớn dọa nạt như vậy. Và cũng như bao đứa trẻ khác, đứa cháu tin vào những lời dọa nạt ấy:
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Bây giờ khi đã khôn lớn, trưởng thành và trở thành người chiến sĩ, cháu lại mong ước mình được bé lại để được sống những năm tháng giản dị bên bà, để lại được nghe bà mắng yêu. Trong kí ức của người cháu, bà là người lúc nào cũng chỉ lo cho cháu mà đôi khi quên đi chính bản thân mình.
Cái thèm khát được quay về tuổi thơ khiến cho người cháu có những mong ước giản đơn:
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Chỉ với một tiếng gà thôi mà bao nhiêu nỗi nhớ được khơi dậy. Thông qua đó, nhà thơ Xuân Quỳnh đã miêu tả được một tâm hồn trong sáng, kính yêu bà của một người cháu. Tình bà cháu đã trở thành một điểm tựa trong đời sống tinh thần của người chiến sĩ. Chặng đường hành quân của người chiến sĩ sẽ gặp nhiều chông gai. Nhớ về tình bà cháu sẽ giúp cho người cháu trở nên mạnh mẽ hơn:
Xem thêm: Nghị luận xã hội về lòng yêu nước
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
Khổ thơ cuối giống như một lời tâm sự của người cháu. Cháu ra chiến trường chiến đấu vì tình yêu với Tổ quốc, vì tình yêu với quê hương. Nhưng hơn cả đó là vì tình yêu với bà. Mặc dù sử dụng ngôn ngữ thơ hết sức bình dị nhưng với việc sử dụng thể thơ năm chữ, Xuân Quỳnh đã dồn được hết tâm trọng của mình vào trong từng con chữ. Nó khiến cho người đọc cũng xúc động.
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Thông qua câu thơ thì nhận thấy được thân phận của họ cũng chẳng khác gì những tấm lụa đào, hạt mưa sa,… Có lẽ rằng cũng chính người con gái trong xã hội cũ không được tự quyết định số phận cũng như hạnh phúc của mình. Ngay từ nhỏ họ cũng đã phải phụ thuộc vào bố mẹ không được tự do chọn lựa hạnh phúc của chính mình. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, thế rồi khi yên bề gia thất thì lại phải phụ thuộc vào chồng, cả cuộc đời tần tảo lo cho chồng con và bị đạo tam tòng chi phối. Khi chồng mất lại phải theo con cái. Tất cả số phận, cuộc đời của người phụ nữ cũng đã được lập trình từ trước, biết khổ biết đau nhưng không tránh được nên mới “mặc dầu tay kẻ nặn”. Số phận, cuộc đời của người phụ nữ như cứ chìm nổi với biết bao sóng gió, hạnh phúc của bản thân không được tự mình quyết định cho chính mình.
Thế nhưng đáng nói ở đây đó chính là cuộc sống có khó khăn, có bị tù túng sống mà không được quyết định cuộc sống của mình thì người phụ nữ cứ vẫn mang trong mình những đức hạnh, những phẩm chất tốt đẹp nhất của chính mình:
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Những người phụ nữ trong xã hội cũ họ là những người phụ nữ luôn mang trong mình tấm lòng trong trắng, và phẩm hạnh thật tốt đẹp. Và thế là cho dù gặp cảnh ngộ nào cũng vẫn giữ được tấm lòng son sắt, cũng như tấm lòng thủy chung của người phụ nữa. Thông qua bài bánh trôi nước thì chữ “son” mà Hồ Xuân Hương dùng ở đây nó cũng thật như một điểm sáng, nhãn tự trong bài thơ. Chỉ với chữ son này mà nó cũng như lại có thể làm bừng sáng nét đẹp về nhân cách, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam từ trước cho đến nay.
Thông qua tác phẩm “Bánh trôi nước” cực kỳ hấp dân này ta có thể thấy Hồ Xuân Hương là một người hết sức trân trọng, cũng như luôn luôn biết ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ. Bà luôn trân trọng người phụ nữ không chỉ là phẩm chất mà còn là vẻ đẹp bề ngoài nữa. Trải qua thời gian năm tháng bài thơ đã luôn nói được tiếng lòng của người phụ nữ, đòi quyền lợi, bênh vực cho người phụ nữ cho nên nó vẫn có được một sự sống bất diệt cho đến ngày hôm nay.