Phát biểu cảm nghĩ về một loài cây em yêu cây ăn quả.k chép mạng nha em cảm ơn

2 câu trả lời

#ngọcdương516

Thế giới quanh ta là thiên nhiên diệu kì. Đặc biệt, thiên nhiên với muôn ngàn loài cây luôn làm ta ấn tượng, yêu quý. Còn với riêng em, em yêu quý nhất cây đào.

Cây đào là loài cây quen thuộc với ngày Tết của dân tộc ta. Nó là loài cây đặc trưng cho miền Bắc mỗi dịp Tết đến xuân về. Những cành cây vươn ra rộng rãi. Cành lá của nó làm em liên tưởng đến non xanh, xuân nồng nàn thi vị. Những bông hoa nhỏ hồng mơn mởn điểm tô cho vẻ đẹp bình dị của nó. Đào không nở quanh năm mà chỉ đến vào dịp Tết nên luôn luôn đặc biệt, ấn tượng với mỗi người. Những nụ hoa chúm chím làm em nghĩ nhiều về vẻ e ấp, dịu dàng.

Em yêu quý đào vì nó là loài cây đặc trưng của miền Bắc vào Tết đến xuân sang. Đào bình dị nhưng gắn liền với tuổi thơ em nồng nàn. Tuổi thơ đã từng khao khát nhà có một cây đào mộc mạc để háo hức vui tươi trong ngày Tết. Cây đào thơm với vẻ bình dị, mơ màng. Đào mang đến cho em muôn ngàn niềm vui, niềm hạnh phúc. Đào gửi trao cho em những ấn tượng về một loài cây mảnh dẻ nhưng kiên cường, mơ màng.

Kỉ niệm đặc biệt của em với cây đào gắn với bao niềm vui thú. Ngày bé khi gia đình không có tiền mua đào, đi đến đâu em cũng thèm muốn. Thèm muốn có một cây đào xinh tươi, nó là khao khát của tuổi thơ nghèo khó. Và ngày bố mẹ mua cây đào vào dịp Tết năm ấy, niềm vui nhân lên vô hạn. Em biết ơn bố mẹ và háo hức vô cùng. Chăm chút từng chút cho đào, lòng em thấy vui sướng và mênh mông vô hạn. Ngày nào em cũng chăm chút, ngắm nghía đào đến vô cùng. Theo lời bố mẹ nói, ngắm nhiều quá có khi đào không ra hoa. Em hiểu đó chính là vì sự háo hức, vui sướng của em ngày có cho mình một cây đào xinh tươi.

Đào là loài cây đặc trưng cho Tết. Vẻ đẹp của đào là vẻ đẹp của tự nhiên bình dị nhưng rất đỗi đẹp xinh. Sự xinh đẹp của đào làm em thấy yên lòng, nhẹ nhàng, mơ màng vô cùng. MOng rằng mỗi người đều có cho mình một nàng đào xinh đẹp, một loài cây để nhớ thương và gắn bó.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, nhà văn đã sử dụng rất thành công nghệ thuật tương phản. Hai mặt tương phản cơ bản trong tác phẩm được thế hiện rõ nét: một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả; bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ. Những người dân hộ đê quần quật làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: “Tình cảnh trông thật là thảm”. Viên quan đi hộ đê thì ngược lại. Hắn ta ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn–nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, “tình cảnh thảm sầu” không sao kể xiết. Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.

5 lượt xem
1 đáp án
22 giờ trước