Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ : “ Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh giúp vs ạ * k copy * bài lm mới 100%%%%% k copy mạng dài ít nhất 2 mặt giấy bth
2 câu trả lời
Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại dành trọn cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng và giải phóng dân tộc cao cả. Bác là người cha già đã dẫn dắt đàn con ra khỏi bóng tối khi bị giặc ngoại xâm đô hộ và tìm lại sự độc lập trên mảnh đất Việt Nam thân yêu này. Không chỉ với vai trò của một nhà cách mạnh mà Bác Hồ còn biết tới cương vị của một nhà văn, nhà thơ. Một trong những bài thơ của bác được sáng tác ở chiến khu việt Bắc, trong thời kì kháng chiến chống Pháp năm 1947 chính là bài thơ “Cảnh khuya”. Qua đó miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên, tâm hồn và tư tưởng gắn liền lòng yêu nước da diết .
Tiếng suối trong như tiếng hát
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Vào thời khắc sinh tử của chiến dịch Việt Bắc, bài thơ này không những nói lên những, suy tư, lo lắng của Bác cho sự nghiệp đất nước và con miêu tả sự hung vĩ của núi rừn g Việt Bắc. Lúc đấy, Bác cùng với anh em chiến sĩ chọn Việt Bắc là căn cứ để bàn bạc về kế sách kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong hai câu thơ đầu, Bác đã vẽ nên một bức tranh đêm khuya tĩnh mịch với âm thanh và cảnh vật mới sâu lắng làm sao.
“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa ”
Trong giây phút yên tĩnh của đêm trăng ,bỗng nhiên một thứ gì đã lôi bác phải rời khỏi bàn làm việc và chiêm nghiệm. À! Dường như, đó là những âm thanh từ tiếng suối trong trẻo như tiếng hát ngân nga của ai đó đang vang vọng lại . Âm thanh du dương ấy như xé tan bình yên của màn đêm tỉnh lặng, yên ả vốn có của núi rừng Tây Bắc. Dưới ngòi bút của tâm hồn thi sĩ lãng mạn, Bác hồ thật khéo léo vi von tiếng suối chảy êm đềm như tiếng hát rầm rì vọng lại. Qua đấy, ta thấy rằng trong thơ Bác vẫn luôn nồng nàn hơi ấm và sức sống của người dân kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc . Bác tài tình biết bao khi lồng ghép nét đẹp của nghệ thuật lấy cái động tả cái tĩnh. Trong không gian nơi mọi thứ đang chìm vào giấc ngủ dài đêm khuya, thì Bác hồ đang thả hồn mình và thính tai nghe nên khắc họa tiếng suối róc rách, thanh thoát bằng giọng điệu gần gũi biết bao. Ôi! Nó thật thơ mộng và độc đáo khi trong khung cảnh tràn đầy sức sống bằng cảnh vật , cây cối.
“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Bác không những là nhà thơ giàu trí tưởng tượng mà Bác cũng là một họa sĩ với óc quan sát tinh tế tuân theo qui luật xa- gần . Cảnh vật ở xa như tiếng suối sẽ được bác sắp xếp ở trước còn trăng, cổ thụ, hoa ở gần được bác xếp ở sau đã tạo nên tổng thể bức tranh thủy mạc hài hòa. Trăng, hoa, cổ thụ được bác nhân hóa, đan xen quấn quýt . Ánh trăng thấp thoáng rót từng tia sáng xen qua tán lá được nhà thơ vẽ bằng những mảng màu sáng tối rồi in bóng bằng muôn nghìn bông hoa đang khoe sắc. Tất cả hòa quyện tạo nên một khung cảnh nên thơ, trữ tình cho sự giao hòa giữa trăng và mặt đất. Nhưng đặc sắc nhất trong câu thơ này chính là điệp từ “lồng ” như tô đậm sự lung linh, huyền ảo của ánh trăng đang tràn ngập cả không gian. Nó đã lôi cuốn những độc giả và khiến họ cảm nhận vẻ đẹp hoang sơ đang được bộc lộ qua cặp mắt của người thi sĩ với tình yêu tha thiết đối với thiên nhiên và chính người thi sĩ ấy mới cảm nhận được nét đẹp của núi rừng Việt Bắc. Từ bao giờ, thiên nhiên luôn là người bạn tâm tình hay nguồn cảm hứng bất tận cho những tâm hồn văn chương. Bác hồ cũng không phải là một ngoại lệ và trong số đó gồm: “Giửa dòng bạn bạc việt quân / khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền’’ hay “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ /Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Nếu trong những câu thường thấy cũa Bác, trăng hiện ra là người bạn tri kỉ đồng hành qua bao đêm tối mịt mù thì hai câu sau chính là những vần thơ giàu cảm xúc và đậm đà suy tưởng bên trong của một nhà tư tưởng cách mạng dù sống trong ngục tù .
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Chưa bao giờ, vẻ đẹp của thiên nhiên khiến Bác phải thất vọng. Thay vì đó , bác lại rung động và thốt lên câu từ ca ngợi xuất phái từ trái tim của một người nghệ sĩ. Nó khiến bác thồn thức, khó lòng chợp mắt vì nét đẹp đến ngỡ ngàng. Liệu cảnh vật quá đỗi đẹp, gây xao xuyến lòng người cũng khiến bác phải thao thức đên nhường này. Điệp từ “chưa ngủ” tựa điệp khúc ngân vang mới nói lên nỗi lòng của một nhà chính trị. Thì ra! bọn giặc Pháp lại đô hộ, cướp bóc khiến cho cuộc đời của bà con ngày một chồng chất khó khăn, cơ cực và khiến cho biết bao sinh mạng của những chiến sĩ oanh liệt, gan dạ phải nằm xuống. Nay đất nước đang chìm trong mưa bom bão đạn , trên cương vị của một lãnh tụ, làm sao bác có thể ngủ được khi vận mệnh của đất nước chỉ trông chở vào những khoảnh khắc thiêng liêng này. Bác chỉ có thể trằn trọc, băn khoăn và không một ai giãi bầy .Từ đó thể hiện tình yêu nước dạt dào, sâu sắc của một người chiến sĩ, người đứng đầu của một đất nước ngàn năm văn hiến . Người luôn mang theo mình sự ung dung, lạc quan, vững vàng với niềm tin một mai không xa việt nam sẽ khắc tên trong bản đồ thế giới là đất nước, độc lập, tự cường , giàu mạnh, phồn thịnh.
Bài thơ Cảnh khuya được viết dưới dạng thất ngôn tứ tuyệt với ngôn từ giản dị, chân thật không chỉ khắc họa cảnh đẹp thiên nhiên đến nao lòng dưới anh trăng của chiến khu Việt Bắc cũng như tình yêu thiên nhiên mà còn nói lên lòng yêu nước của thi sĩ. Bài thơ còn gợi lên cho người đọc một tỉnh cảm sâu sắc, kính yêu cho Bác hồ vỉ luôn đặt đất nước lên hàng đầu, thương dân như thương con